Bài Văn Về Lịch Sử

Bài Văn Về Lịch Sử

Khái quát về lịch sử - văn hóa Hưng Nguyên

Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau:

– Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này qua đời khác.

– Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ…).

– Tư liệu chữ viết: gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh đời sống chính trị, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa.

Trong đó có những loại là tư liệu gốc – tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử nào đó, có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

Các bài học trong chủ điểm Lắng nghe lịch sử nước mình đã giúp em hiểu thêm nhiều điều về lịch sử nước nhà. Em hiểu được, để đất nước ta được hòa bình độc lập như hôm nay, thế hệ cha ông ta đã phải trải qua những cuộc chiến cam go và khốc liệt. Đối mặt với những kẻ thù lớn mạnh và tàn bạo, nhân dân ta vẫn chưa bao giờ sợ hãi hay chùn bước, mà luôn nỗ lực chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Bài học giúp em hiểu thêm về lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng, dù phải đối mặt với nhiều kẻ thù nhưng các thế hệ vẫn giữ vững chủ quyền dân tộc. Đó còn là tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của nhân dân ta. Không những vậy nước ta còn có nhiều truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, có ý nghĩa sâu sắc và được truyền đời qua nhiều thế hệ.

Qua các truyền thuyết thuộc chủ điểm Lắng nghe lịch sử nước mình, em đã cảm nhận được sâu sắc sự hào hùng của lịch sử nước nhà. Đó là những trang sử vàng chói lọi của những ngày tháng ta chiến đấu để bảo vệ bờ cõi.

Dù kẻ địch có lớn mạnh ra sao, tàn bạo đến thế nào, thì những bước chân ấy chưa bao giờ dừng lại. Sự đoàn kết, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ấy được hình tượng hóa qua những người anh hùng như Thánh Gióng, Lê Lợi…

Từ đó, khiến em càng thêm yêu và tự hào về lịch sử tổ quốc mình, em càng thêm hiểu được sứ mệnh của bản thân mình, đó là tiếp bước cha ông gìn giữ và dựng xây đất nước mình ngày càng phát triển hơn nữa.

Lịch sử là kho tàng kinh nghiệm quý báu mà con người hiện đại được thừa hưởng và không còn cần phải đi tìm, chứng minh. Ai cũng phải biết mình sinh ra ở đâu và như thế nào, bởi “Con người có tổ tiên/ Như cây có gốc, như suối có nguồn”.

Lịch sử cho ta biết về văn hóa dân tộc, bản chất nhân loại để chúng ta ghi nhớ và tự hào về lịch sử. Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa diễn ra rất mạnh mẽ, các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Vì vậy, lịch sử càng quan trọng hơn trong xu thế toàn cầu.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã biến đổi từ một quốc gia nghèo, nhỏ bé, luôn bị ngoại xâm tàn phá, nhưng đã kiên quyết chống lại mọi thế lực thù địch để phát triển đất nước như ngày nay.

Nếu chúng ta không học toán, chúng ta gặp khó khăn trong các phép tính hàng ngày, nhưng nếu chúng ta không biết cha mẹ và tổ tiên của mình là ai, chúng ta không cảm thấy tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của đất nước. Lịch sử nâng cao tinh thần của con người, giáo dục con người cần cù, siêng năng, sáng tạo, yêu thương, đoàn kết với gia đình, quê hương.