Thực phẩm đóng hộp nói chung và cá ngừ đóng hộp đang là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường. Các thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu cá ngừ đóng hộp cũng là yếu tố rất quan trọng để nhập khẩu được hàng chính ngạch về Việt Nam. Cụ thể quy trình xử lý thủ tục hải quan như thế nào, chính sách thuế đối với các khu vực được phép xuất khẩu vào Việt Nam như thế nào? Các bạn hãy theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của Fago Logistic.
Thủ tục kiểm tra chất lượng thực phẩm cá ngừ đóng hộp
Nhà nhập khẩu cần làm kiểm tra chất lượng thực phẩm cho lô hàng nhập khẩu tại một trong những cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm được Bộ Công thương chỉ định. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Thủ tục kiểm tra chất lượng cá ngừ đóng hộp
Mã HS và thuế nhập khẩu cá ngừ đóng hộp
Theo biểu thuế nhập khẩu 2024, sản phẩm cá ngừ đóng hộp nằm tại:
Sản phẩm được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu là 30% và thuế giá trị gia tăng VAT là 8%. Ngoài ra, hàng hoá còn được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt áp dụng cho lô hàng có nguồn gốc xuất xứ nhất định. Cụ thể
Chính sách nhập khẩu cá ngừ đóng hộp
Theo quy định hiện hành, thực phẩm nhập khẩu đã qua chế biến đóng gói sẵn trước cũng như sản phẩm cá ngừ đóng hộp khi nhập khẩu phải làm tự công bố sản phẩm và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (Luật an toàn thực phẩm tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
Thủ tục hải quan nhập khẩu cá ngừ đóng hộp
Bộ hồ sơ làm thủ tục khai báo hải quan hàng thực phẩm đóng hộp bao gồm:
i. Làm tự công bố sản phẩm trước khi nhập khẩu
ii. Đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm khi hàng cập cảng
iv. Nộp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định mới về thủ tục hải quan, nhà nhập khẩu chỉ cần khai báo và đính kèm bộ chứng từ đã được ký số điện tử lên hệ thống Thông quan điện tử của cục hải quan mà không cần đến trực tiếp cơ quan hải quan
Xem thêm: Các loại kết quả phân luồng tơ khai và ý nghĩa của từng loại
Để nắm được thông tin chi tiết về thuế quan hoặc cần hỗ trợ về tờ khai hải quan bạn hãy liên hệ ngay về cho chúng tôi theo thông tin sau
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/
Sau gần nửa năm sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ đã tăng trở lại trong tháng 10. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đóng hộp trong tháng này đạt gần 12 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong nhiều năm qua, chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này.
Tại phân khúc cá ngừ đóng hộp, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này sau khi đạt mức cao nhất vào năm 2022, khối lượng đã sụt giảm mạnh sau đó. Năm 2024, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Mỹ hiện chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ. Các nhà chế biến đồ hộp châu Á đang mở rộng thị trường tại Mỹ trong giai đoạn này. Thái Lan vẫn là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn nhất cho Mỹ. Tuy nhiên, lượng cá ngừ đóng hộp nhập khẩu từ Thái Lan vào Mỹ trong giai đoạn này chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ. Trong khi đó, Mỹ lại tăng nhập khẩu từ Việt Nam và Hàn Quốc.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ sau một thời gian sụt giảm, đã tăng trở lại trong tháng 10. Tại thị trường Mỹ, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2, chiếm hơn 17% tổng khối lượng nhập khẩu của nước này.
Các nhà sản xuất đồ hộp Mexico, Indonesia và Ecuador cũng đang bị mất thị phần tại thị trường Mỹ. Trong đó, nhập khẩu từ Indonesia sụt giảm liên tục trong 3 năm qua.
Hiện Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho nước này sau Thái Lan, chiếm 12% tổng khối lượng nhập khẩu. Các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cũng đã được các DN điều chỉnh giá thấp hơn, dao động trung bình ở mức 4.670 USD/tấn.
Hiện tại kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2024 và 2025. Theo đó, đây là nền kinh tế phát triển duy nhất có triển vọng được điều chỉnh tăng cho cả hai năm. Tiêu dùng nội địa tại Mỹ cao hơn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh tiền lương và giá cả tài sản tăng. Do đó, doanh số bán lẻ thuỷ sản tại Mỹ đang tăng lên, dự kiến sẽ thúc đẩy nhập khẩu thuỷ sản, bao gồm cả cá ngừ, trong thời gian tới. Do đó, đây sẽ là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả bầu cử Mỹ vừa qua với việc cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này dự kiến sẽ biến động nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 60-100% lên Trung Quốc và 10-20% lên các nước khác. Trước giai đoạn áp thuế, sản lượng xuất khẩu cá ngừ, nhất là cá ngừ đóng hộp sẽ tăng mạnh đột ngột do người mua nhập khẩu trữ hàng trước để tránh thuế cao. Tuy nhiên, giá cước vận chuyển dự kiến tăng theo sẽ bào mòn bớt lợi nhuận.
(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng nhanh trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam liên tục sụt giảm từ tháng 5 đến nay. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2023, giá trị XK cá ngừ đóng hộp giảm 13%, đạt gần 22 triệu USD. Tuy nhiên, nhờ sự tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nên tính lũy kế 8 tháng kim ngạch XK vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 196 triệu USD.