Người bệnh khi bị gãy xương có chỉ định điều trị bảo tồn bằng bột bó thủy tinh hoặc bột thạch cao sau 7 – 10 ngày sẽ được thay bột. Trong quá trình bó bột bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp những trường hợp như bột bó quá chặt, bột quá lỏng... và các bất tiện như ngứa, nóng, vận động đi lại khó khăn. Trong quá trình bó bột cần kiêng ăn những gì ? Trong quá trình điều trị bảo tồn gãy xương bằng biện pháp bó bột người bệnh không cần phải kiêng thức ăn. Thức ăn dành cho người bị gãy xương bó bột nên sử dụng các thức ăn mềm, giàu chất dinh dưỡng, bổ sung đủ dưỡng chất và canxi như cháo, sữa, thịt, trứng, cá… Khi bó bột cần vệ sinh cơ thể như thế nào? Trong thời gian điều trị bệnh nhân có thể vệ sinh cá nhân tắm rửa bình thường, tuy nhiên cần phải hạn chế nước dính nước vào phần bột bởi vì bột bó thường dùng hiện tại là bột bó thạch cao khi tiếp xúc với nước sẽ gây hỏng hoặc gây ra tình trạng ngứa, bẩn, mùi hôi ở trong bột gây khó chịu. Để khắc phục tình trạng hỏng bột trên ta có thể sử dụng băng bột bó sợi thủy tinh. Khi bó bột có được đi lại, vận động không hay phải giữ nguyên tránh di lệch? Trong quá trình bó bột theo chu trình, lúc đầu người bệnh được bó bột rạch dọc, lúc này người bệnh có thể vận động đầu ngón tay, đầu ngón chân, nhưng chưa được tỳ chân xuống đất, có thể gây di lệch, hoặc vỡ bột. Sau khoảng 7-10 ngày sau khi thay bột tròn kín, người bệnh cần tăng cường vận động hơn, đối với bột ở chân, người bệnh cần cố gắng tập đi trên bột, giúp quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn, hạn chế loãng xương, xơ hóa gân cơ. Bột quá chặt chèn ép gây đau – hội chứng chèn ép bột Bột là vật liệu cứng dùng (đặc biệt là bột bó sợi thủy tinh có độ cứng cao) để cố định xương gãy, tuy nhiên khi tay hoặc chân người bệnh bị gãy, phần mềm thường đụng dập, phù nề gây ra tình trạng bột chặt chèn ép mạch máu và thần kinh làm đau, hạn chế vận động chi, thậm chí thiếu máu, hoại tử chi nếu không được xử lý kịp thời. Dấu hiệu nhận biệt tình trạng bột quá chặt là đầu ngón tay hoặc chân sưng nề, tím lạnh hoặc trắng nhợt, khi chạm tay vào đau nhiều, đôi khi không cảm giác được. Người bệnh không thể vận động được đầu ngón tay hoặc chân. Để hạn chế tình trạng này, các bác sĩ và kỹ thuật viên khi bó bột lần đầu thường rạch dọc bột để hạn chế tình trạng này. Về phần bệnh nhân và gia đình, cần cho người bệnh gác cao tay hoặc chân phần bị gãy cao hơn mức ngang tim, đồng thời tập vận động các ngón tay hoặc chân giúp giảm tình trạng sưng nề, lưu thông máu tốt hơn. Người bệnh sau khi bó bột luôn được hẹn khám lại trong vòng 24h để kiểm tra tình trạng bột, xử lí vấn đề bột quá chặt đồng thời hẹn khám và thay bột cho người bệnh. Bột quá lỏng, bột bị vỡ thì nên làm như thế nào? Người bệnh sau bó bột sau khoảng 7-10 ngày khi phần mềm bớt sưng nề, bột thường lỏng ra, thậm chí tuột bột ra ngoài. Đối với trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi, do quá trình vận động, bột có thể vỡ ra. Khi bột lỏng hoặc bị vỡ bệnh nhân nên tới khám lại, thay bột khác đảm bảo xương được điều chỉnh đúng vị trí không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nhật Phát
Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nhật Phát là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu,đầu tư thương mại, đặc biệt tập trung vào kinh doanh phân phối, bán buôn bán lẻ các loại ốc vít, bu lông, tăng đơ, khóa cáp... chất lượng cao.
Với phương châm “ Uy Tín, Chất Lượng, Hợp Tác Phát Triển” cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình luôn mong muốn được là đối tác tin cậy mang lại sự thành công cho mọi khách hàng
Trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, hợp tác của Quý khách!
- Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nhật Phát
Địa chỉ: 164 Hoàng Hoa Thám, Q Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại: 02462 587 587, 02462 578 578, 024 3378 4999, 024 3378 5999.
Hotline: 0963.48.78.48. Fax: 024 3378 5999
Địa chỉ: 11A Thanh Nhàn, P Quỳnh Mai, Q Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội , Việt Nam
Hotline: 094 558 8998. Fax: 024 3378 5999
Email: [email protected]; [email protected]