Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Là Gì

Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Là Gì

Trong xã hội hiện đại, Giáo dục chính trị là ngành học rất được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. Ngoài ra, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống xã hội. Để hiểu rõ hơn về ngành Giáo dục Chính trị, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

Nguyễn Mạnh Tường ; Nguyễn Thị Luyến

Kiểm tra tình trạng sẵn có của tài liệu

A00: Toán, Lý, Hóa; C00: Văn, Sử, Địa;

C14: Văn, Toán, GDCD; D01: Văn, Toán, Anh.

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

[11] Theo TTXVN (2022), Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay, https://baochinhphu.vn

Học Quản Lý Giáo Dục Ra Trường làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình học quản lý giáo dục, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với một loạt các vai trò và công việc trong lĩnh vực giáo dục. Dưới đây là một phân tích chi tiết hơn về mỗi vai trò:

1. Chuyên Viên Quản Lý Hành Chính Giáo Dục:

Trách nhiệm chính của bạn là quản lý và điều hành các hoạt động hành chính trong tổ chức giáo dục. Bạn sẽ đảm bảo rằng các thủ tục hành chính được thực hiện một cách mạch lạc và hiệu quả.

Trong vai trò này, bạn sẽ thực hiện các nhiệm vụ văn phòng như quản lý hồ sơ, lập lịch và giao tiếp với các bên liên quan. Việc tổ chức thông tin và truyền đạt thông điệp một cách chính xác là rất quan trọng.

3. Chuyên Viên Quản Lý Đào Tạo:

Nhiệm vụ của bạn là phát triển và triển khai các chương trình đào tạo cho giáo viên và nhân viên. Bạn cần đảm bảo rằng chương trình đào tạo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu cụ thể của tổ chức giáo dục.

4. Nhân Viên/Chuyên Viên Hành Chính Nhân Sự:

Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào các hoạt động quản lý nhân sự như tuyển dụng, quản lý lương thưởng và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Quản lý hành chính nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển lực lượng lao động.

5. Chuyên Viên Phụ Trách Công Tác Văn Hóa Giáo Dục:

Bạn sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và đa dạng bằng cách tổ chức các sự kiện văn hóa và giáo dục ngoại khóa. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm học tập của học sinh và tạo ra sự kết nối trong cộng đồng.

Vai trò này đòi hỏi bạn tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chương trình giáo dục và đề xuất cải tiến. Nghiên cứu giáo dục là chìa khóa để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

7. Giảng Viên Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục:

Bạn sẽ truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình về quản lý giáo dục cho sinh viên và chuẩn bị họ cho sự nghiệp trong lĩnh vực này. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ tương lai của những nhà quản lý giáo dục.

8. Nhân Viên/Chuyên Viên Tư Vấn Tuyển Sinh:

Trong vai trò này, bạn sẽ hỗ trợ sinh viên và phụ huynh trong quá trình tìm kiếm và đăng ký vào các chương trình giáo dục phù hợp. Tư vấn tuyển sinh giúp học sinh và gia đình họ hiểu rõ về các lựa chọn giáo dục và quy trình đăng ký.

Mỗi vai trò trong lĩnh vực quản lý giáo dục đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và duy trì một môi trường giáo dục tích cực và hiệu quả. Lựa chọn công việc phù hợp với sở thích, kỹ năng và mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách thành công và đáng ngưỡng mộ.

EMAIL:    [email protected]

ĐĂNG KÝ ZALO OA  :  dangkyzalooa.com

Từ khóa: Chính sách đối ngoại; chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ; Đảng Cộng sản Việt Nam; quan hệ với các nước lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đi dạo trên đường Xoài - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Thực tiễn triển khai hoạt động đối ngoại của Việt Nam với những thành tựu đạt được qua hơn 35 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của chủ trương, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn của Đảng và Nhà nước đã góp phần tích cực vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thu hút các nguồn lực phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Trong bối cảnh mới hiện nay, nghiên cứu về chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trong quan hệ với các nước lớn của Đảng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

1. Nhận diện về cạnh tranh nước lớn hiện nay

Trong bất cứ một hệ thống quốc tế nào thì vai trò của nước lớn và quan hệ giữa các nước này với nhau luôn là nhân tố quyết định đối với việc giải quyết các vấn đề của thế giới. Sau chiến tranh lạnh, các cường quốc vẫn là những chủ thể lớn, quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực và tiếp tục là lực lượng chi phối, trong nhiều trường hợp còn mang tính quyết định đối với các vấn đề quốc tế đương đại.

Có thể thấy, sự cạnh tranh giữa các nước lớn trở thành một đặc điểm quan trọng chi phối cục diện thế giới, khiến các quốc gia khác bị lôi vào vòng ảnh hưởng, nhất là đối với những vùng, những quốc gia có vị trí địa-chính trị chiến lược, quan trọng. Các nước lớn và mối quan hệ giữa những nước này từ trước tới nay luôn có tác động lớn tới xu thế phát triển của chính trị thế giới. Điều này cũng đồng thời đặt ra bài toán quan trọng cho các nước nhỏ trong việc bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền giữa "bàn cờ" của các nước lớn.

Trong bối cảnh đó, trên các phương tiện thông tin, nhất là mạng xã hội, các thế lực thù địch và các phần tử chống đối, cơ hội đã tung nhiều thông tin sai lệch, ra sức công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước. Họ lớn tiếng phủ nhận, xuyên tạc những thành quả của chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước lớn của Việt Nam, cho rằng đó là “đi dây” trong quan hệ với các nước lớn, như thế là tự cô lập mình, đánh mất cơ hội hợp tác với các nước lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trước những diễn biến phức tạp ở biển Đông hiện nay họ “kiến nghị” Đảng và Nhà nước Việt Nam phải từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ; rằng muốn bảo vệ được độc lập, chủ quyền thì phải dựa vào một cường quốc, chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo. Các thế lực này cho rằng, chính sách quốc phòng “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) là “tự trói tay mình”, là chính sách lỗi thời, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi, nếu không thì không thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước. Thực chất đó là những tư tưởng, quan điểm lệch lạc, sai trái, xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những luận điệu này có thể khiến một bộ phận cán bộ và nhân dân hoang mang, dao động, từ đó suy giảm niềm tin vào đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, gây khó khăn cho Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại và xử lý các mối quan hệ quốc tế. Hơn bao giờ hết đòi hỏi chúng ta phải tăng cường sự đoàn kết, thống nhất; nhận thức sâu sắc, quán triệt tổ chức thực hiện và khẳng định tính đúng đắn, khoa học trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, bác bỏ những quan điểm sai trái nêu trên.

2. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và cân bằng quan hệ với các nước lớn - Chủ trương nhất quán và đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Có thể nói, xử lý quan hệ với các nước lớn là một trong những thành tựu nổi bật thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới tư duy, đánh giá về tình hình thế giới, giải quyết tổng thể các vấn đề trong nước để xử lý những biến đổi nhanh chóng bên ngoài, phục vụ mục tiêu phát triển và bảo vệ đất nước. Văn kiện Đại hội VI nhấn mạnh: “Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”[5, tr.561]. Tiếp đó, Nghị quyết 13 (1988) của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Các nước lớn, kể cả những nước có tiềm lực mạnh, buộc phải giảm chạy đua vũ trang hạt nhân và chi phí quốc phòng, giảm cam kết về quân sự ở bên ngoài và dàn xếp với nhau về các vấn đề khu vực để tập trung vào củng cố bên trong, chạy đua ráo riết về kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra một nền kinh tế phát triển cao vào cuối thế kỷ này. Xu thế đấu tranh và hợp tác cùng tồn tại giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau ngày càng phát triển”[9, tr.18].

Chiến tranh lạnh kết thúc, cải thiện và thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu của thế giới trở thành một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của chính sách đối ngoại Việt Nam. Đại hội VII của Đảng chủ trương: “Chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình... Mở rộng sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước Bắc Âu, Tây Âu, Nhật Bản và các nước phát triển khác. Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ”[2, tr.88, 90]. Quan điểm này cũng được nhấn mạnh tại Đại hội VIII “Coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới”[3, tr.42].

Bước sang thế kỷ mới, Đại hội IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với các nước lớn nói riêng và các nước phát triển nói chung. Văn kiện Đại hội chỉ rõ: “Thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển...”[4, tr.121]. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (2003) xác định: Thúc đẩy quan hệ với các nước lớn trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích giữa các nước với nước ta; tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc. Đây là bước phát triển mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với các nước lớn. Chủ trương này tiếp tục được nhấn mạnh ở Đại hội X, XI và XII của Đảng. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tổng kết 35 năm đổi mới, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy” và “Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, không để bị động, bất ngờ”[6, tr.163, 165]. Như vậy, Đảng tiếp tục nhấn mạnh sự kiên trì những nguyên tắc nền tảng là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ với các nước lớn. Tư tưởng chỉ đạo quan hệ với các nước lớn theo hướng tạo lập cân bằng, một mặt thúc đẩy quá trình cải thiện, mở rộng và phát triển quan hệ với từng nước lớn, mặt khác vẫn tiếp tục giữ vững độc lập, thống nhất và định hướng xã hội chủ nghĩa, không để các nước lớn áp đặt hoặc lôi kéo vào những tập hợp lực lượng gây bất lợi trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ với các nước lớn khác.

Một trong những khâu mang ý nghĩa đột phá trong việc thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ của Việt Nam với các nước lớn là nỗ lực cải thiện và phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Với phương châm chỉ đạo: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và bốn tốt: “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt” quan hệ hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ngoài quan hệ ngoại giao nhà nước, quan hệ giữa hai đảng cộng sản cầm quyền và giữa các đoàn thể chính trị - xã hội không ngừng phát triển. Hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kim ngạch thương mại song phương đạt kỷ lục mới, ước đạt trên 160 tỷ USD năm 2021[7]. Việt Nam đã xúc tiến cùng với Trung Quốc tiến hành phân giới cắm mốc xong trên thực địa toàn tuyến biên giới; phê chuẩn Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam đã xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của đất nước; đồng thời kiên trì giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, kiên trì chủ trương giải quyết những bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cùng với phát triển quan hệ Việt - Trung, Việt Nam chủ động thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, coi đây là bước đi cần thiết để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao (7/1995), quan hệ Việt - Mỹ đã có những bước tiến quan trọng, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện vào tháng 7/2013. Dù chịu tác động của COVID-19, song thương mại song phương hai nước đạt gần 113 tỷ USD vào năm 2021, tăng 26% so với năm 2020. Các công ty của Mỹ và Việt Nam đã đầu tư và tiếp tục cùng đầu tư hàng tỷ USD trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, năng lượng, công nghệ và cơ sở hạ tầng[9].

Việt Nam cũng rất chú trọng phát triển quan hệ với Nhật Bản, Liên bang Nga và Liên minh châu Âu. Nhật Bản là quốc gia thuộc nhóm G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), và cũng là nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (tháng 5/2016). Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đối tác lớn nhất về hợp tác viện trợ phát triển chính thức (ODA), nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, đối tác thứ 3 về du lịch và thứ 4 về thương mại[11].

Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga không ngừng được củng cố và phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, có độ tin cậy cao về chính trị. Hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển năng động. Sau 5 năm Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng gấp đôi lên gần 5 tỷ USD vào năm 2020, trong đó Việt Nam thặng dư gần 1 tỷ USD... Đến nay, hai nước đã ký kết hơn 100 văn kiện hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, thương mại, đầu tư, dầu khí, điện hạt nhân, giáo dục đào tạo, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quân sự[8].

Những thành tựu đạt được trong chính sách và quan hệ với các nước lớn đã góp phần tích cực vào quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với khu vực và thế giới, củng cố thế và lực của Việt Nam trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian tới, quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục đan xen giữa đấu tranh và hợp tác, thỏa hiệp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt tác động mạnh đến môi trường chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đòi hỏi các nước, trong đó có Việt Nam phải tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ với các nước lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại.

3. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước lớn theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn theo quan điểm thận trọng, cân bằng, chủ động tạo thế đan xen lợi ích, không lệ thuộc vào bất cứ nước lớn nào, không tham gia vào các tập hợp lực lượng gây bất lợi, tổn hại đối với đất nước trong quan hệ quốc tế. Khai thác mặt tích cực trong quan hệ với tất cả các nước lớn, giữ cân bằng ảnh hưởng và lợi ích của các nước lớn trong quan hệ với Việt Nam. Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng[1].

Thứ hai, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc đa dạng hóa, đa phương hóa, quán triệt sâu sắc hơn nhận thức mới về đối tác và đối tượng, cần tiếp tục tạo tương tác tích cực giữa các đối tác trong quan hệ với Việt Nam, xây dựng quan hệ thực chất, ổn định lâu dài với các đối tác quan trọng; cần xác định chính sách đối với các đối tác nước lớn hàng đầu phải được coi là bộ phận cốt lõi trong tổng thể chính sách đối ngoại. Trong tình hình phức tạp hiện nay phải thấy rõ tính chất đan xen, sự chuyển hóa linh hoạt giữa đối tác, đối tượng để vừa đối thoại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh giải quyết bất đồng và cùng phát triển, vì lợi ích chiến lược chung của mỗi quốc gia và của toàn khu vực.

Thứ ba, cần quán triệt tinh thần Đại hội XIII của Đảng về tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại nói chung cũng như trong quan hệ với các nước lớn là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và cao nhất, lấy đó làm tiêu chí hàng đầu để xác định hay điều chỉnh biện pháp chính sách một cách kịp thời, linh hoạt, khôn khéo. Kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, vận dụng sáng tạo phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn bớt thù”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong quan hệ với các nước lớn cần tiếp tục nhất quán chủ trương không đi với nước lớn này chống nước lớn khác; không tham gia mọi liên minh chống nước thứ ba; thúc đẩy hợp tác nhưng đồng thời kiên quyết, chủ động, thực tế và khôn khéo đấu tranh để có thể duy trì, bảo vệ lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc.

Thứ tư, tập trung xây dựng thực lực vững vàng, giữ vững độc lập tự chủ, ổn định và đoàn kết, thống nhất đồng thuận trong triển khai chính sách với các nước lớn. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác chiến lược và các nước lớn. Thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả hơn nữa trên cơ sở nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam là thành viên.

Thành công của công tác đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ sau Đại hội XIII đến nay càng củng cố thêm niềm tin vững chắc của nhân dân vào đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và cân bằng trong quan hệ với các nước lớn của Đảng và Nhà nước. Đường lối này không chỉ phù hợp với truyền thống ngoại giao của Việt Nam mà còn phù hợp với thực tiễn chính trị thế giới hiện nay.