Hình Ảnh Dọn Nhà Sau Bão Mặt Trời

Hình Ảnh Dọn Nhà Sau Bão Mặt Trời

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Yên Bái: 1 cháu bé tử vong do sập nhà từ mưa bão số 3

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 11h trưa 8-9 mưa lũ do ảnh hưởng bão số 3 đã làm 1 người chết.

Cụ thể, mưa bão đã khiến cháu S.T.T., (10 tuổi) ở thôn suối Lót, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tử vong do sập nhà.

Mưa bão cũng làm 439 nhà bị thiệt hại, trong đó 1 nhà ở huyện Yên Bình bị sập đổ hoàn toàn; 1 nhà huyện Mù Cang Chải bị hư hỏng nặng; 13 nhà huyện Trạm Tấu bị sạt lở, ta-luy ảnh hưởng…

Đồng thời làm 610,48 ha diện tích cây trồng bị thiệt hại; 175 con gia cầm, 4 con gia súc bị chết; 400m2 nuôi cá tầm và 3 hộ bị lũ cuốn trôi đường dây dẫn nước dẫn đến mất nước bể nuôi cá, nguy cơ gây thiệt hại số lượng cá tầm trong bể tại xã Việt Hồng.

Các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, đường tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu) sạt lở tại km 26, khối lượng khoảng 100 m3 và sạt lở đất đá nhiều điểm ảnh hưởng đến giao thông hiện cơ quan chức năng đang triển khai khắc phục để đảm bảo lưu thông trên tuyến.

Huyện Văn Chấn bị Trôi 1 cầu phao dẫn vào thôn Đá Đen và thôn Khe Trầu xã An Lương, tạm thời chia cắt khoảng 30 hộ dân. Một số tuyến đường bị sạt lở (xã Nậm mười, Sùng Đô, Suối Giàng) nhưng không gây ách tắc hoàn toàn, hiện đang chỉ đạo khắc phục.

Tại huyện Mù Cang Chải, đường 175B đoạn gần ngã ba vào Làng Sang bị sạt ta-luy dương gây ách tác giao thông không đi lại được. Đường giao thông nông thôn bị sạt lở nhiều đoạn hiện đang thống kê; Ngầm tràn cầu bản Nậm Khắt, Pú Cang, cầu gỗ bản Cáng Dông xã Nậm Khắt bị ngập sâu không đi qua lại được.

Thị xã Nghĩa Lộ, sạt lở đất xuống đường giao thông nông thôn ở thôn Nậm Đông, xã Nghĩa An; Ngập cục bộ một số tuyến đường giao thông (thôn 7 xã Nghĩa Lộ; bản Đoàn Kết, bản Vãn, xã Sơn An; Năm Hăn Thượng, xã Phù Nham; Khá Hạ, xã Thanh Lương; đập tràn Phù Nham, đập tràn Nậm Đông, xã Nghĩa An).

Mưa bão cũng khiến một số công trình y tế, công trình công cộng , thủy lợi, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng. Trung tâm y tế huyện Trạm Tấu bị sạt ta-luy dương thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình tại đây.

Dọn dẹp nhà cửa chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Giống như một phép thuật vậy, hãy cùng xem các bức ảnh cho thấy khác biệt rõ rệt giữa trước và sau khi dọn dẹp. Có lẽ nó sẽ khiến bạn có nhiều động lực để lao động hơn đấy.

Hà Nội: Người dân chung tay dọn dẹp sau bão

Theo ghi nhận, trong sáng nay, tại nhiều chung cư ở khu vực Đại Mỗ (Nam Từ Liêm), Dương Nội (Hà Đông), Hoài Đức... ban quản trị, ban quản lý các tòa nhà đã kêu gọi người dân sống tại đây phối hợp với các lực lượng tham gia dọn dẹp, chặt các cây xanh bị đổ xung quanh.

Rất nhiều người dân đã cùng nhau tham gia dọn dẹp. "Cây đổ quá nhiều mà các lực lượng chức năng, nhân viên ban quản lý thì ít nên chúng tôi cùng xuống hỗ trợ chặt cây, dọn dẹp cho nhanh", anh Đức Anh, ở chung cư tại khu vực Hà Đông nói.

Sáng sớm 8-9, trước tình hình thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, đặc biệt tại nhiều phường ở Hà Đông có nhiều cây xanh, biển quảng cáo… gãy đổ gây ảnh hưởng đến lưu thông và an toàn giao thông của người dân, Học viện An ninh Nhân dân đã cử 300 học viên phối hợp cùng chính quyền phường Văn Quán, phường Phúc La ra quân dọn dẹp, thu gom các cây xanh, biển quảng cáo, gian hàng… đang gãy đổ trên đường, vỉa hè.

"Với tinh thần sẵn sàng hỗ trợ cùng chính quyền địa phương và người dân, các học viên của Học viện sẽ chủ động phối hợp tham gia công tác khắc phục thiệt hại sau bão với tinh thần trách nhiệm cao nhất" - Đại uý Phùng Anh Tuấn - Cán bộ Phòng Quản lý học viên (Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện) chia sẻ.

Chị Thương (người dân Khu đô thị Văn Quán - Hà Đông) chia sẻ sáng nay tỉnh dậy sau cơn bão, chị cảm thấy bàng hoàng khi trước nhà là cây cối ngổn ngang chắn hết lối đi. Cả con đường lớn trong khu đô thị có tới hàng chục cây gãy đổ, cả cột điện, đèn đường cũng bị gãy… nằm la liệt trên đường.

Trên vỉa hè, những gian hàng bánh trung thu được dựng lên đều bị đổ sập do mưa bão đánh quật và các cây đổ dè lên.

"Tôi sống ở đây hơn 40 chưa từng chứng kiến cảnh tượng đáng sợ như vậy. Cũng biết là cơn bão sẽ rất lớn, thiệt hại nặng nhưng nhìn cây cối gãy đổ la liệt trên đường rất ám ảnh.

Với lượng cây cối, cột điện, đèn đường và nhiều cơ sở… bị gãy đổ, thiệt hại như vậy, rất cần có thêm lực lượng chức năng, quân đội, công an hỗ trợ người dân mới sớm ổn định lại cuộc sống và đảm bảo an toàn giao thông cho người dân chuẩn bị cho đầu tuần mới đi làm trở lại" - chị Thương bày tỏ.

Người dân chung tay dọn dẹp sau bão - Ảnh: THÀNH CHUNG

Hơn 300 học viên Học viện An ninh nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng dọn dẹp cây xanh, biển quảng cáo và các gian hàng gãy đổ trên đường Nguyễn Khuyến, đường 19/5 - Ảnh: NGỌC AN

Hơn 300 học viên Học viện An ninh nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng dọn dẹp cây xanh, biển quảng cáo và các gian hàng gãy đổ trên đường Nguyễn Khuyến, đường 19/5 - Ảnh: NGỌC AN

Hơn 300 học viên Học viện An ninh nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng dọn dẹp cây xanh, biển quảng cáo và các gian hàng gãy đổ trên đường Nguyễn Khuyến, đường 19/5 - Ảnh: NGỌC AN

Vào lúc 11h20 dù có mưa lớn nhưng các lực lượng như bộ đội, dân quân tự vệ, công an đều hỗ trợ dọn dẹp, cắt tỉa cây cho người dân tại đường Lê Trọng Tấn ( quận Thanh Xuân, HN) - Ảnh: DANH KHANG

Vào lúc 11h20 dù có mưa lớn nhưng các lực lượng như bộ đội, dân quân tự vệ, công an đều hỗ trợ dọn dẹp, cắt tỉa cây cho người dân tại đường Lê Trọng Tấn ( quận Thanh Xuân, HN) - Ảnh: DANH KHANG

Nhiều nơi ở Bắc Giang vẫn mất điện, liên lạc gián đoạn

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang, đến 7h ngày 8-9, toàn tỉnh có 5 người bị thương do mái nhà, cây đổ vào người và 1 người mất tích ở huyện Lục Ngạn. Hàng nghìn ha lúa và hoa màu gãy đổ, hàng trăm cây xanh bật gốc, nhiều nơi mất điện.

Sơn Động, Lục Ngạn là hai huyện thiệt hại nhiều nhất với hàng trăm nhà tốc mái, phải di dời khẩn cấp. Ước tính thiệt hại sơ bộ toàn tỉnh khoảng 130 tỉ đồng. Mực nước sông suối tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam tiếp tục dâng, chia cắt và cô lập giao thông nhiều nơi. Hai ngành điện lực và viễn thông đang khắc phục sự cố.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-9, một lãnh đạo UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - cho biết đến 8h, đường dây 220kV Quảng Ninh - Đông Rì (Bắc Giang) đang được khắc phục, nhiều hộ dân vẫn mất điện. Trung tâm thị trấn An Châu và vùng phụ cận mất sóng Vinaphone, việc liên lạc khó khăn.

Điện lực Sơn Động đang triển khai các nhóm kiểm tra đường dây sau bão và khắc phục sự cố. Khó khăn nhất là nhiều cột trung thế, hạ thế bị đổ, nghiêng, sạt lở.

Hình ảnh ghi nhận sáng 8-9 tại TP Bắc Giang, cây cối, cột điện ngã đổ ở một số tuyến đường. Nhiều người dân chưa ra khỏi nhà do lo sợ vẫn còn cây, tôn rơi vào người - Ảnh: VĂN THẮNG

Trong tối 7-9 và sáng 8-9, các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và chính quyền các địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi an toàn, tránh nguy cơ do nước sông, suối dâng cao.

Chị Thân Mai, trú Biển Động, Lục Ngạn, Bắc Giang cho hay những trận mưa lớn liên tục kèm gió khiến khu vực chị ở ngập lớn, đến khoảng 8h sáng nay nước vẫn chưa rút. Theo chị Mai, gia đình mất điện từ tối thứ 6 đến nay vẫn chưa có điện.

Lực lượng chức năng tại tỉnh Bắc Giang thức xuyên đêm di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đến sáng, cảnh sát giao thông tham gia dọn dẹp cây cối gãy đổ trên các tuyến đường - Ảnh: CÔNG AN SƠN ĐỘNG

Do được cảnh báo từ trước, gia đình di chuyển đồ đạc lên nơi cao, khô ráo song sinh hoạt, đi lại của gia đình bị đảo lộn.

Còn tại TP Bắc Giang, nhiều tuyến đường ghi nhận cây xanh gãy, đổ, mái tôn nhà dân hư hỏng, nhiều gia đình vẫn ở trong nhà chưa ra ngoài vì nguy cơ cây đổ. Anh Lại Văn Thắng, 27 tuổi, trú TP Bắc Giang, cho hay bản thân chưa thấy cơn bão nào to như vậy. Sáng nay khi ra khỏi nhà, anh thấy nhiều cây, cột điện đổ, song trời ngớt mưa nên vẫn đi làm được.

Tại Bắc Ninh, Tuổi Trẻ Online ghi nhận sáng 8-9 tại khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, các tuyến đường tan tác sau khi bão chạy qua, cây cối gãy đổ rạp xuống các tuyến đường trong khu công nghiệp, một số đường bị cây đổ bít lối đi.

Một số công ty trong khu công nghiệp bị tốc một phần mái tôn, cửa kính. Đến khoảng 7h30 sáng, trời ngớt mưa các lựng lượng chức năng, nhân viên bắt đầu dọn dẹp hậu quả do bão gây ra. Nhiều tuyến đường tại Bắc Ninh cũng chung tình trạng cây cổ rạp khi bão chạy qua. Từ sáng sớm người dân bắt đầu dọn cây gãy đổ trước nhà khi mưa ngớt.

Tại các công trình công cộng có cây bị gãy đổ, lực lượng chức năng đang tiến hành dọn dẹp, khắc phục sau bão.