Khi theo học ngành luật, bạn được cung cấp kiến thức luật tổng quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Kinh tế, Tài chính, Thương mại, ngành Luật còn cung cấp thêm kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,…
Mức lương trung bình của ngành luật là bao nhiêu?
Học luật ra làm gì lương bao nhiêu? Dưới đây là mức lương trung bình của một số vị trí công việc thuộc chuyên ngành luật:
Còn đối với vị trí làm việc tại các cơ quan Nhà nước như Công chứng viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì mức lương sẽ phụ thuộc vào cấp bậc và vùng đang công tác.
Thông tin học luật ra làm gì đã được CareerViet gửi đến quý độc giả. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu thêm về tương lai phát triển của ngành luật và nuôi dưỡng niềm đam mê với ngành học này. Và bạn đừng quên ngoài những cơ hội trong các cơ quan Nhà nước thì các doanh nghiệp cũng rất cần nhiều nhân sự ngành luật cho bộ phận hành chính, nhân sự, pháp lý,... Chúc bạn luôn may mắn và tự tin theo đuổi ước mơ của mình nhé!
Trong mùa tuyển sinh 2024, ngành Luật là một trong những ngành học được nhiều thí sinh quan tâm hơn cả. Đây là ngành học “hot” với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy "Ngành Luật là gì? Ra trường làm gì?", chúng ta sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi này. Hy vọng, những thông tin dưới đây không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật, mà hơn hết, sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.
Hiểu một cách đơn giản, Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành
Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,... . Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau, ví dụ: Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng hoặc Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính.v..v
Xét học bạ ngành Luật sớm, cơ hội trúng tuyển cao!
Học ngành Luật ra trường làm gì?
Sinh viên thường nghĩ rằng học ngành Luật ra trường chỉ làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Ngoài việc trở thành Luật sư ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo... Theo thống kê, sự thiếu hụt nhân lực ngành Luật tại các công ty và các doanh nghiệp khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng nhằm cảnh báo, phát hiện sớm các rủi ro để giúp các công ty và doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại, đồng thời có những hiến kế thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, có những lĩnh vực mới và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, đón đầu các dòng đầu tư vốn nước ngoài, không cần phải tham gia tranh trụng tại tòa, hiện nay thiếu nhiều về nhân lực có trình độ và có ngoại ngữ bao gồm luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh thương mại kinh tế, luật đầu tư, luật thương mại quốc tế,… đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Luật.
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau
Thêm vào đó, làm việc trong ngành Luật cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập văn phòng luật sư của riêng mình. Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Luật. Tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - một trong những trường Đại học uy tín đào tạo ngành Luật, sinh viên được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể phát triển tiềm năng nghề nghiệp và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, sinh viên ngành Luật tại HUTECH còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại. Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Luật là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Luật không, ngành Luật xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Luật khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Luật,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Luật và trở thành một Luật sư thành công trong tương lai.
Xem thêm>> Ngành Luật>> Có nên học ngành Luật hay không?>> Ngành Luật là gì? Ra trường làm gì?>> Để xét tuyển ngành Luật cần học tốt môn nào?>> Thời gian học ngành Luật trong bao lâu?>> Học ngành Luật thực hành, thực tập ở đâu?>> Học ngành Luật có dễ xin việc làm không?>> Cơ hội việc làm ngành Luật?>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Luật? >> Học ngành Luật ở đâu?>> Top những trường đào tạo ngành Luật?>> Ngành Luật xét tuyển những tổ hợp môn nào?>> Ngành Luật xét tuyển các phương thức nào?>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Luật thi khối (tổ hợp) nào?>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Luật?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
Những khó khăn khi học ngành luật?
Học luật ra làm gì là nỗi lo của rất nhiều sinh viên hiện nay. Nếu muốn học luật, bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn thường trực như:
Ngành luật gồm những chuyên ngành nào?
Học ngành luật ra làm gì còn phụ thuộc vào ngành học mà bạn theo đuổi. Dưới đây là các chuyên ngành luật.
Luật thương mại cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về kinh tế, tài chính, ngân hàng, đất đai, thuế và môi trường. Các môn học thuộc ngành này: luật cạnh tranh, luật tài chính, luật phá sản, luật đầu tư,…
Luật quốc tế cung cấp các kiến thức liên quan đến pháp luật công pháp, tư pháp quốc tế và các kiến thức liên quan đến luật thương mại quốc tế. Ngành học sẽ cung cấp cho bạn thông tin về chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, kỹ năng đàm phán và giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Luật hình sự mang đến cho bạn kiến thức liên quan đến tội phạm học, đấu tranh phòng chống tội phạm, tâm lý học tư pháp…. Ngoài ra, bạn sẽ được cung cấp thông tin về những vấn đề lý luận về luật hình sự và tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt,…
Luật dân sự mang đến cho người học kiến thức liên quan đến các loại hợp đồng, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình và các vấn đề liên quan đến sử hữu trí tuệ… Người học sẽ được tìm hiểu các môn học như luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật môi trường,…
Luật hành chính mang đến cho người học kiến thức về lý luận nhà nước pháp luật, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước… Bạn bắt buộc phải học các môn học như pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về công chức, viên chức,…
Ngành quản trị - luật trang bị kiến thức nền tảng cho người học về kinh doanh, quản trị,… Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kỹ năng hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp dựa trên phương diện pháp lý. Một số môn học tiêu biểu như luật cạnh tranh, luật thương mại, luật kinh doanh,…
Những chuyên ngành thuộc ngành luật (Nguồn: Internet)