Đền Cửa Ông là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất tại Quảng Ninh, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và cầu may mỗi năm. Vậy, đền Cửa Ông thờ ai?
Sự tích đền Cửa Ông và vị thần chủ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng
Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 – 1313) là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc vang danh muôn thuở. Trải dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các vương triều Việt Nam luôn trọng dụng những vị tướng tài ba để trấn giữ vùng biên cương.
Sau chiến thắng vang dội chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Vương nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của vùng biển đảo Đông Bắc. Chính vì vậy, vị tướng tài ba Trần Quốc Tảng được giao trọng trách trấn giữ vùng biên cương này.
Từ năm 1288 đến khi qua đời, phần lớn thời gian Trần Quốc Tảng giành cho việc trấn giữ vùng Đông Bắc. Do những công lao to lớn của ông mà vua Trần Anh Tông (đồng thời cũng là con rể của Trần Quốc Tảng), phong tước hiệu cho ông là Hưng Nhượng Vương.
Sử sách ghi chép lại những ngày cuối đời của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Suốt đầy huyền bí: Ba ngày sau khi đến Cửa Suốt, trời bỗng nổi giông tố dữ dội. Giữa mưa to gió lớn, sấm sét đùng đoàng, Hưng Nhượng Vương tìm thấy một phiến đá lớn và ngồi lên đó. Bỗng nhiên, sóng biển cuồn cuộn nổi lên, nước dâng cao ngập cả phiến đá. Phiến đá kỳ lạ ấy tự nổi lên trên mặt nước, và Hưng Nhượng Vương đã hóa thân ở đó vào ngày 16 tháng 8 năm 1311.
Mưa tạnh, gió lặng, dân chúng kéo đến xem thì thấy trên phiến đá có một cái mũ đá. Mũ đá trôi dạt theo dòng nước, đến ngày 1 tháng 9 năm ấy thì cập bến Hàm Giang, rồi trôi đến bờ sông xã Trúc Châu (tên tục là Vườn Nhãn). Đêm hôm đó, già trẻ, lớn bé trong xã đều mơ thấy một người mặc cân đai, áo mũ chỉnh tề, đứng ở đình làng và nói: “Ta là Gia Tướng nhà Trần, nay số đã hết, lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân, nước”.
Hôm sau, dân chúng ra đình xem thì thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông. Phiến đá dài 5 thước 4 tấc, ngang 2 thước 3 tấc, có 5 màu huyền ảo như mây. Dân chúng làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và tâu lên vua.
Vua Trần Minh Tông biết ơn công lao to lớn của Hưng Nhượng Vương, lại thấy sự linh ứng của ông nên truyền cho lập miếu thờ và phong ông làm Thượng đẳng Phúc Thần, ban 800 quan tiền công hàng năm để cúng tế vào bậc Nhà nước. Năm 1314, đúng một năm sau khi Trần Minh Tông lên ngôi, nhà vua đã truy tặng Trần Quốc Tảng chức Thái úy.
Đền Cửa Ông không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý giá. Các thần tích, thần sắc, sắc phong cho các vị thần tại đây là kho tư liệu quan trọng giúp thế hệ sau hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của triều Trần. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, di tích đền Cửa Ông vẫn giữ được những kiến trúc cổ kính và các pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ XIX.
Nhờ những giá trị đặc biệt đó, Đền Cửa Ông đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Cùng Oản Tài Lộc An Chi tìm hiểu về Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Quan Hoàng Mười Nghệ An, một trong Tứ Phủ Thánh Hoàng với bài viết dưới đây nhé.
Ông Hoàng Mười hay còn được gọi là Quan Hoàng Mười, là một trong Tứ Phủ Thánh Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Là con thứ 10 của Vua cha Bát Hải Động Đình tuân mệnh Vua cha giáng thế giúp đời. Tên ông có chữ mười không chỉ vì là người con thứ mười mà còn vì ông là một người toàn văn toàn võ, tài đức vẹn toàn. Ông không chỉ là một vị tướng dũng mãnh xông pha trận mạc mà còn là người rất phong nhã hào hoa, văn chương thơ phú cũng rất giỏi.
Có rất nhiều các bản ghi chép về Ông Hoàng Mười nhưng trong số đó có ba câu chuyện kể lại sự tích giáng trần của Ông Hoàng Mười nổi bật nhất như sau:
Tích thứ hai: Ông Hoàng Mười giáng trần làm tướng Lê Khôi
Có một tích khác kể rằng, Ông Hoàng Mười đã hiện thân làm viên tướng Lê Khôi, mà một khai quốc công thần nhà Lê Sơ, là một trong những tướng lĩnh danh tiếng lẫy lừng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tài liệu ghi lại rằng, tướng Lê Khôi vốn là cháu của vua Lê Lợi, ông được quản lý và trấn giữ vùng Hóa Châu. Ông đã dốc toàn tâm toàn sức giúp người dân nơi đây có một cuộc sống ấm no, ngoài ra ông còn dẹp được quân Bế Khắc Triệu, quân Chiêm Thành…và rất nhiều công lao to lớn khác.
Trong trận ải Khả Lưu, tướng Lê Khôi đã bắt sống được đô đốc quân địc là Chu Kiệt, trảm tướng Hoàng Thành. Ông cùng Phạm Vấn và Lê Sát công phá giặc Minh xâm lược ở thành Xương Giang, cùng lúc bắt sống Hoàng Phúc và Thôi Tụ, bình định giặc Ngô và giành lại Đông Đô.
Thuận Thiên thứ nhất (1428), ông đã được phong Bảo Chính công thần nhập nội thiếu úy.
Thuận Thiên thứ hai, ông được khắc biển công thần, được xếp hàng thứ hai trong bảng Đình Thượng hầu thập tứ nhân.
Thuận Thiên thứ ba (1430) Lê Thái Tổ phái ông đi trấn giữ vùng Thuận Hóa vì có giặc Man quấy nhiễu. Khi tới đây ông đã hướng dẫn người dân làm nông, cày cấy, huấn luyện quân sĩ ngày đêm, giữ được bờ cõi biên cương đất nước. Dùng nhân đức cai quản, đánh trận bắt được giặc không những xử phạt ông còn đối đãi rất tử tế sau đó thả về. Chính vì vậy giặc Chiêm khi nghe tên vừa sợ vừa mến tài năng đức độ của ông. Mỗi lần sứ Chiêm ra Bắc đều thăm ông. Cũng trong năm đó, bạo loạn ở Thanh Lâm, Thái Nguyên do Bế Khắc Triệu, Nông Đức Thái cầm đầu cũng do ông cầm binh cùng Lê Thái Tổ dẹp loạn. Sau đó ông được vua ban cho kim phù và áo bào.
Thuận Thiên thứ sáu, vua lâm trọng bệnh bèn gọi Lê Khôi tham khảo ý kiến về việc truyền lại ngôi cho Nguyên Long. Sau đó ông một lòng phò tá giúp vua Lê Nguyên Long (tức Lê Thái Tông) quản việc nước.
Thiệu Bình thứ tư (1437) vua Lê Thái Tông cho ông làm Nhập nội tư mã, tham gia việc chính sự, cai quản việc quân ở đạo Hải Tây nay thuộc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Năm Bình Thiệu thứ sáu (1439), Lê Khôi đánh Ai Lao đã bắt được tướng Đạo Mông.
Bảo Đại thứ nhất (1440), đánh Thuận Hóa.
Bảo Đại thứ hai, bắt tù trưởng Man Nghiễn đầu hàng, Thuận Hóa quy phục. Nhờ công lao này mà ông được phong Nhập nội đô đốc. Tất cả những việc chính sự to nhỏ vua đều hỏi qua ý kiến ông trước rồi mới đưa ra quyết định.
Về sau, vì việc cá nhân mà ông bị cho bãi chức về quê. Ông trở về quê sống cuộc sống an nhàn ma không hề oán trách.
Khi vua Lê Nhân Tông kế ngôi vào năm 1448, vua đã mời ông quay trở lại làm quan làm Nhập nội thiếu uy, cai quản công việc tại phủ Nghệ An.
Sử ghi lại rằng, khi Lê Khôi trấn giữ Nghệ An, dân chúng đón tiếp ông hai bên đường chật cứng. Sau vài năm nhận chức, tiếng thơm ca tụng ông đã được lan truyền từ khắp thành thị đến xóm ngõ nơi đây. Ông là người bình dị nên được nhân dân khắp vùng yêu mến và đặt trọn niềm tin.
Thái Hòa thứ hai (1449), chúa Bí Cái của Chiêm Thành đã đem toàn quân hòng chiếm thành Châu Hóa.
Sau đó tới năm Thái Hòa thứ ba, lại tiếp tục đánh An Dung cũng thuộc huyện Châu Hóa. Vua Lê Nhân Tông đã sai quan tư đồ Lê Thận (Nguyễn Thận), đô đốc Lê Xí (Nguyễn Xí) và Lê Khôi đi dẹp loạn. Không địch lại ba vị tướng, quân Chiêm Thành đã rút chạy về nước. Vua đã phong cho Lê Khôi là Nhập nội tham dự việc quan trọng triều đình nhưng vẫn tạm thời trấn giữ Nghệ An.
Thái Hóa thứ tư (1451), vua Lê nhân Tông lệnh cho Lê Khả dẹp loạn phương Nam, Lê Khôi đã đem quân bản bộ thăm dò trước. Tướng giặc sau khi biết ông đến liền sang hỏi: “có phải Tư Mã tới không?”. Ông liền tháo mũ cho giặc thấy. Sau khi thấy ông, tất cả giặc đều xuống ngựa xin hàng. Quân Lê Khôi đi tới đâu giặc không còn một mống tới đó. Lần đó ông đánh tới thành Đồ Bàn, bắt sống Bí Cái rồi mới lui quân.
Khi quay trở lại, ông lâm trọng bệnh và qua đời ở núi Long Ngâm gần cửa biển Nam Giới thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Ba quân đều kêu khóc thước xót cho ông, vua sau khi nghe tin đã bỏ triều ba ngày sai quan đến phúng điếu.
Một số tài liệu cổ cũng như ghi chép ở Thọ Xuân cũng ghi rằng, người dân thuộc Hoan Châu Nghệ An lúc đó vô cùng thương tiếc ông nên đã lập miếu thờ phụng nhằm tưởng nhớ ông.