Nêu Vai Trò Của Ngành Thuỷ Sản

Nêu Vai Trò Của Ngành Thuỷ Sản

Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như kinh tế. Đây là một nguồn protein chất lượng cao, giàu axit béo omega-3 và các khoáng chất quan trọng, thuỷ sản không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn đóng góp vào sự đa dạng của chế độ ăn hàng ngày mà còn mang đến vô số ý nghĩa to lớn. Vậy cụ thể vai trò của ngành thủy sản là gì? Nên phát triển ngành này theo hướng nào? Dưới đây là một số thông tin chi tiết.

Hướng phát triển ngành thuỷ sản

Vai trò của ngành thuỷ sản là vô cùng to lớn nên việc phát triển chúng theo hướng bền vững là rất quan trọng. Nhà nước ta đang chú trọng đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành thuỷ sản để nâng cao hiệu suất, giảm tổn thất, và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mô hình từ khai thác sang nuôi trồng sẽ làm giảm áp lực đặt ra cho nguồn lợi biển và đảm bảo bền vững nguồn tài nguyên.

Ngoài ra, việc tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vững về công nghệ và quản lý, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo ứng dụng công nghệ trong ngành. Đặc biệt, xây dựng hệ thống giám sát và quản lý nguồn lợi để đảm bảo nguồn sản phẩm chất lượng, bền vững và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc phát triểnthị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng được chú trọng.

Một trong những hướng phát triển ngành thuỷ sản quan trọng là xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và tăng cường hợp tác quốc tế. Đi kèm với phát triển là hướng bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Điều này giúp bảo vệ nguồn lợi và duy trì sự đa dạng sinh học ở môi trường nước và không gây ảnh hưởng đến đời sống con người.

Phía trên là một số thông tin cơ bản về thuỷ sản cũng như vai trò của ngành thủy sản, tiềm năng và hướng phát triển ngành thuỷ sản tại Việt Nam. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Hiện nay, việc đầu tư các thiết bị kỹ thuật, công nghệ trong nhà máy chế biến thuỷ sản ngày càng được quan tâm. Trong đó, xe nâng hàng là thiết bị công nghiệp được sử dụng nhiều trong các nhà máy, doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến, khai thác thuỷ sản.

Chúng giúp hỗ trợ quá trình nâng hạ, di chuyển, bốc xếp hàng hoá, giảm tải sự phụ thuộc vào sức người và mang đến hiệu suất làm việc tuyệt vời. Đây là một trong những sản phẩm quan trọng mà các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản có thể cân nhắc đầu tư. Liên hệ hotline 0869 285 225 nếu khách hàng có nhu cầu mua xe nâng hàng giá tốt nhất.

Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

Thủy sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, hải quan...

Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Ngành thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, bởi vì nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước.

Vai trò của ngành thủy sản đối với hoạt động xuất khẩu.

Nếu trong GDP, ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu thì ngành đã có sự bù đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta qua các năm đã không ngừng tăng lên, điều đó thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta đã tăng rất đáng kể qua các năm, trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu USD. Từ năm 1995 đến 1999, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 420,52 triệu USD, hay tăng 76,37%, đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một số năm qua và trong nhiều năm tiếp theo.

Giá trị xuất khẩu thủy sản các năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Từ năm 1995 đến 1999, năm nào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so với tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt năm 1995, tỷ trọng này là 10,1%.

Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn mực nang và mực đông. Năm 1998, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 193.000 tấn (tăng 25% so với năm 1995), kim ngạch xuất khẩu đạt 858,68 triệu USD.

Dự kiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 971,12 triệu USD năm 1999 lên 1,1 tỷ USD năm 2000, 2tỷ USD năm 2005 và 2- 2,2 tỷ USD vào năm 2010.

Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng sản phẩm quốc dân

Theo số liệu thống kê, GDP của Việt Nam năm 1998 ước tính khoảng 368.692 tỷ đồng. Điều này tương ứng với mức GDP tính theo đầu người vào khoảng 270 đôla Mỹ.

-Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.

-Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

-Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ.

-Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế “ lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôi trồng “, qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng. Trao đổi quốc tế trên lĩnh vực công nghệ đã góp phần để có kết quả vừa nêu. Là thành viên của NACA từ năm 1988, của SEAFDEC từ năm 1994, tham gia vào hoạt động của ICLARM, quan sát viên của INFOFISH, cũng như sự hiện diện của nghề cá thế giới. Đó là những nhân tố tạo tiền đề cho sự phát triển của chúng ta.

Dự tính toàn bộ sự đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân sẽ tăng từ mức hiện nay năm 1998 từ 18.434,6 tỷ đồng lên 40.000 tỷ đồng vào năm 2010. Tỷ trọng tương ứng của ngành thủy sản trong GDP sẻ giảm do có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành khác của nền kinh tế. Song sự đóng góp của ngành thủy sản đối với ổn định xã hội và an toàn quốc gia là quan trọng vì tiềm năng phân phối thu nhập của ngành thủy sản ở các vùng nông thôn. Một bộ phận dân cư ở nông thôn, thường là các vùng nghèo vẫn tiếp tục sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả thiểu số ở vùng cao.