Phóng Sự Đời Sống

Phóng Sự Đời Sống

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự được hiểu là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025 được quy định tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:

Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.

- Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

- Tiêu chuẩn riêng: Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.

- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

- Tiêu chuẩn riêng: Đối với chức danh cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành hẹp, khó thu hút nguồn nhân lực cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

- Tiêu chuẩn riêng: Đối với chức danh tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành hẹp, khó thu hút nguồn nhân lực cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Theo quy định, nghĩa vụ quân sự năm 2025 sẽ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Ảnh minh họa: TL

VHO- Huế từ lâu được xem là một trong nững thành phố cổ kính và nên thơ nhất của cả nước bởi nét trầm lắng, thanh tú và thơ mộng của nó. Hiếm có nơi nào lại hội đủ những nét hài hòa như Huế. Sông núi, cảnh vật, đền đài, lăng tẩm… tất cả được tạo hóa và bàn tay con người tạo lập để tôn thêm vẻ đẹp hoàn mỹ, liên hoàn làm thành nét riêng rất Huế.

Du khách đến thăm Huế, ai cũng phải ngỡ ngàng trước đơn sơ mà thẳm sâu, quyến rũ của Huế. Không cầu kỳ, không hiện đại, không có những tòa nhà cao tầng chọc thủng trời xanh như những thành phố hiện đại khác, Huế lặng lẽ giữa muôn ngàn cỏ cây, hoa lá. Sự lặng lẽ đến dịu dàng, trầm tư ấy đã làm thánh thiện lòng người, đưa con người trở về với thiên nhiên, chan hòa cùng thiên nhiên như một triết lý sống và tồn tại riêng của Huế.

Riêng con sông Hương thôi cũng đã làm say đắm bao người. Như bao con sông khác, nhưng sông Hương không ồn ào, dữ dội; trái lại rất dịu dàng pha chút gì như nhớ nhung, luyến tiếc. Vì vậy mà lúc nào sông cũng dùng dằng như cố tình neo giữ một tình yêu sâu nặng trước khi trôi về biển cả. Sông Hương là nét đẹp bình dị mà kỳ vĩ giữa đất thần kinh đã làm thổn thức và tạo bao thi tứ bất ngờ cho các thi nhân mọi miền đến Huế. Thảo nào, nhà thơ Cao Bá Quát đã từng thẫn thờ thốt lên những lời gan ruột “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Con sông đã chia đều hai bờ thành phố làm thành qui luật cân bằng của con người và thiên nhiên bằng khát vọng sẻ chia, bù đắp.

Sông Hương lại như một dải lụa mềm lung linh, huyền ảo lúc đêm về. Những chiếc cầu bắc qua sông có thể hình dung như những vòng tay choàng qua dòng sông thiếu nữ càng tăng thêm vẻ huyền bí, cổ tích. Đứng trên cầu Trường Tiền ngắm trăng thượng huyền treo vành vạnh trên chùa Thiên Mụ càng thấy sự ngưng đọng đến mê người của Huế dưới làn sương mờ ảo.

Hoà không khí trầm mặc ấy là thành phố lúc về đêm phản chiếu bồng bềnh trên sông cùng văng vẳng dư âm của giọng hò khuya khoắt và làn hương mỏng tỏa thơm từ các khu vườn đầy hoa trái. Từ những nét hiện thực và huyền ảo ấy, du khách nhận ra nét Huế - một tình yêu dịu dàng, cuốn hút và lan tỏa đến đam mê, trí tuệ, nâng lên thành văn hóa, văn hoa giữa cuộc sống bộn bề náo nhiệt của con người hiện đại, giúp họ bất chợt quay về với thiên nhiên - niềm an ủi thanh cao có khả năng thanh lọc tâm hồn, giữ thăng bằng cho tình yêu và cuộc sống.

Sông Hương, cầu Trường Tiền - Ảnh QuangTran

Huế đẹp còn ở màu sắc đa dạng của nó. Hình như cảnh vật ở đây đã làm cho màu sắc Huế luôn thay đổi, biến hoá. Màu diệp lục của cây trái, màu sáng của bầu trời, màu xanh của sông, màu u tịch của thành quách, màu ráng chiều từ núi Kim Phụng lan tỏa…đã tạo cho Huế một gam màu đặc biệt và luôn thay đổi theo thời khắc. Và ở đó, màu tím được hội tụ, tôn lên thành biểu trưng, thành định ngữ và đã đi vào văn học nghệ thuật như một sở hữu: Màu tím Huế.

Tôi không dám thốt lời khen Huế đẹp

Bởi trước tôi bao thi sĩ nói rồi

Nhưng màu tím sông Hương chiều khép nép

Trăng đêm rằm Vỹ Dạ nói cùng tôi

Nói đến màu sắc Huế không thể quên sắc màu dập dìu, e ấp - màu áo trắng nữ sinh trong trắng, hồn nhiên của thành Huế có từ thời nữ sinh Đồng Khánh kiêu sa, thơ mộng xa xưa.

Huế cũng là xứ sở của chùa chiền. Không nơi đâu lại nhiều chùa như ở Huế. Chùa nằm ở mọi nơi: trên núi đồi, trong thung lũng, giữa lòng thành phố…Tất cả đều thánh thiện và mầu nhiệm trong sự hòa hợp, tương giao với cuộc sống trần thế. Người Huế gắn với đạo Phật như một sinh hoạt văn hóa tâm linh trong đức tin nhân ái, từ bi. Tiếng chuông chùa ở đây hình như cũng trở thành âm thanh huyền diệu, lay động tâm thức con người, nhắc họ hướng về những ước mơ Chân - Thiện - Mỹ.

Âm thanh, màu sắc, hương thơm chính là ba yếu tố tương hợp làm nên nét đẹp hài hòa, hấp dẫn của Huế. Chúng được thể hiện vào nhân sinh hằng ngày một cách nghệ thuật. Tiếng hò khoan, điệu mái nhì mái đẩy trong những đêm đầy trăng trên dòng Hương Giang - một biểu hiện của đời sống văn hoá tao nhã của người dân cố đô. Màu tím Huế thủy chung son sắt, mùi thơm của hoa trái từ các khu vườn góp thành sự thi vị hóa nếp sống bình dị mà lịch lãm, thu hút cảm tình ccon người và biết bao lữ khách/ viễn khách mà nhà thơ Hải Bằng đã nói hộ chúng ta cái dịu dàng, quyến rũ ấy:

Để lại mùa trăng đợi trước thềm

Như bao thành phố khác, Huế đã tự tạo cho mình những nét đẹp ít nơi nào có được. Nét đẹp ấy không bị cũ đi mà ngày càng chứng minh sức sống kỳ diệu của nó do sự ý thức tôn vinh và tôn tạo của nhân dân. Khách du lịch nước ngoài đến Huế đều trầm ngâm và nghĩ suy về một thành phố du lịch lý tưởng, dẫu rằng những phương tiện và tiện nghi còn nhiều thiếu thốn. Mỗi một con người, trong tận cùng sâu thẳm của tình cảm, trong sự khiêm nhường kín đáo đều không ngại ngùng thốt lời khen Huế đẹp. Đó cũng chính là lời ngơi ca của bạn bè gần xa dành cho Huế - thành phố di sản của nhân loại.

Và hẳn nhiên không chỉ riêng người dân xứ Huế yêu thương và nghĩ về Huế với những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Và cứ mỗi lần nghĩ về Huế, bao kỷ niệm và tình cảm hiện về, đánh thức trong mỗi chúng ta những ước mơ lặng thầm, diệu ngọt.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2025, khám những gì?

Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 và Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ gồm 02 vòng là khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Các bước cụ thể như sau:

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?

Theo Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian khám sức khỏe diễn ra từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy, đối với nghĩa vụ quân sự năm 2025 thì sẽ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Trường hợp công dân nhập ngũ lần thứ hai trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì lịch khám sức khỏe sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo đó, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; còn Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.

Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Sau khi khám sức khỏe, kết quả phân loại sức khỏe sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Tiêu chuẩn về sức khỏe là một những điều cần có để công dân được gọi nhập ngũ. Ảnh minh họa: TL