Đối với đặc thù các ngành liên quan đến hoạt động sản xuất, gia công, lắp ráp thì xây dựng một quy trình sản xuất chỉn chu đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Quy trình này quyết định trực tiếp đến khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo năng suất của toàn bộ hệ thống.
Mục tiêu của quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Sản xuất chính là tiền đề của kinh tế hàng hóa, theo đó, quản lý quy trình sản xuất luôn song hành với quá trình sản xuất. Nó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách đạt được các mục tiêu sau:
Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp
Quy mô, bộ phận cần có trong quy trình sản xuất
Theo tiêu chí về chức năng, một quy trình sản xuất trong doanh nghiệp thường được phối hợp bởi các bộ phận như:
Xem thêm: Cách Vẽ Lưu Đồ Quy Trình Theo ISO Đơn Giản trong 7 Bước
Phương pháp chia theo nhóm sản xuất
Chia nhóm sản xuất được dùng phổ biến trong mô hình sản xuất hàng loạt các sản phẩm nhỏ và vừa. Doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều mặt hàng trên cùng hệ thống.
Phương pháp này không bố trí máy móc cho từng loại sản phẩm mà làm chung cả nhóm dựa trên chi tiết sản phẩm đã chọn. Một vài đặc điểm của phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm gồm có:
8 giai đoạn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Quy trình sản xuất trong doanh nghiệp thường được chia thành 8 giai đoạn cơ bản để giúp tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền
Đặc điểm của phương pháp sản xuất theo dây chuyền là tổ chức sản xuất thành các công đoạn. Các khâu trong cả dây chuyền sẽ thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” tới “đầu ra”.
Các địa điểm, công đoạn sản xuất sẽ có nhiệm vụ cụ thể nên doanh nghiệp phân phối nhân công, máy móc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sản xuất dây chuyền phải đảm bảo điều kiện:
Về ưu điểm, tổ chức sản xuất theo dây chuyền tạo ra năng suất, chất lượng, tốc độ sản xuất nhanh. Doanh nghiệp tận dụng đa dạng nguồn lực, tiết kiệm chi phí và thúc đẩy quả công việc tối ưu.
Phương pháp tổ chức đơn chiếc
Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất thuộc kiểu sản xuất gián đoạn. Trong hình thức sản xuất đơn, mỗi nơi làm việc thực hiện chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau.
Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối lượng nhỏ, đôi khi chỉ có một vài chiếc. Nơi làm việc được bố trí theo nguyên tắc công nghệ, sử dụng máy móc, thiết bị vạn năng. Điều này tạo nên tính linh hoạt cao nhưng không đủ chuyên môn hóa.
Tham khảo: Quy trình vận chuyển hàng hóa: Sơ đồ các bước & hướng dẫn chi tiết nhất
Tính toán giá thành sản phẩm
Trước khi thâm nhập thị trường doanh nghiệp chắc chắn đã thực hiện nghiên cứu chiến lược giá thành phù hợp. Thế nhưng, quá trình sản xuất thường phát sinh nhiều khoản chi phí bất ngờ vì hao mòn, mất mát, giá nguyên liệu tăng cao…
Vậy nên người quản lý phải kiểm soát mức phát sinh đó một cách chặt chẽ. Doanh nghiệp càng ổn định chi phí sản xuất thì việc định giá sản phẩm càng chính xác, đem lại lợi ích bền vững.
Quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ
Chất lượng sản phẩm sẽ đánh giá một cách khách quan nhất độ hiệu quả của quá trình sản xuất. Không chỉ vậy, nó phản ánh hình ảnh thương hiệu cũng như tạo nên danh tiếng, độ uy tín của công ty.
Do đó, kiểm kê chất lượng, đánh giá kịp thời là nhiệm vụ bắt buộc mà tất cả doanh nghiệp phải chú trọng. Nhờ chất lượng của sản phẩm được đảm bảo, tổ chức tránh đi những rủi ro và có cơ sở tập trung phát triển tên tuổi mạnh mẽ hơn.
Xem thêm: 7 nguyên tắc và 9 bước thiết lập quy trình quản lý chất lượng hiệu quả
Gợi ý phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Một quy trình sản xuất được quản lý hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Và những phương pháp quản lý sản xuất dưới đây có thể hỗ trợ doanh nghiệp đạt được điều đó.
Nghiên cứu thị trường và xác định tiềm năng của doanh nghiệp
Khi tham gia vào một thị trường bất kỳ, doanh nghiệp cần hiểu rõ chân dung khách hàng, thị hiếu, đối thủ hiện có. Người quản trị sản xuất phải có khả năng tìm kiếm thông tin, phân tích, dự đoán. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tiềm lực cạnh tranh và tiếp tục xây dựng những chiến lược phát triển lâu dài.
Lập kế hoạch sản xuất sẽ quyết định toàn bộ nhà máy, doanh nghiệp phải vận hành như thế nào theo từng bước lập sẵn. Nếu như làm tốt bước này, công tác vận hành phía sau có thể gia tăng hiệu quả sản xuất, tăng cao giá trị lợi nhuận.
Việc kiểm soát, phân bổ nguyên vật liệu hợp lý cũng là một trong những khía cạnh tạo nên sự thành công của quy trình sản xuất. Nhà quản lý nên chú ý giám sát liên tục ngay từ công đoạn này.
Tại đây, doanh nghiệp cần chú trọng tới 2 vấn đề chính:
Tặng bạn: MẪU QUY TRÌNH LÀM VIỆC LIÊN PHÒNG BAN CHO MỌI DOANH NGHIỆP
Theo dõi sản phẩm sau khi bán ra
Doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi quá trình bán hàng sau quy trình sản xuất thành phẩm. Mục đích của bước này là thu thập ý kiến phản hồi hay báo lỗi từ khách hàng.
Trường hợp xuất hiện sai sót trong sản xuất hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, doanh nghiệp cũng nên ban hành các chính sách thay thế, phục hồi hoặc đền bù cho những sản phẩm không đạt chất lượng mong muốn. Cách làm này giúp khách hàng tin tưởng, an tâm sử dụng sản phẩm hơn.
Mẫu quy trình sản xuất phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp
Nhìn tổng quan, các quy trình sản xuất không hoàn toàn giống nhau do khác biệt về lĩnh vực, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về quy trình ứng dụng thực tế của 5 ngành sản xuất tiêu biểu:
Tự động hóa các quy trình sản xuất hiệu quả với phần mềm AMIS Quy trình
Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất nào cũng có ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất. Những phần mềm này sẽ cần tích hợp nhiều tính năng như quản lý nguyên vật liệu, bán hàng, nhân sự, kho hàng, giá thành, chi phí,…
Song, để vận hành sản xuất kinh doanh thông suốt, doanh nghiệp còn cần công cụ quản lý quy trình kết nối liên thông. Phần mềm này sẽ liên kết tuần tự từng bước trong quy trình sản xuất đến các bộ phận liên quan như kế toán, kinh doanh hay đệ trình yêu cầu, nhận phê duyệt từ cấp quản lý.
Doanh nghiệp sẽ chuẩn hóa quy trình, vận hành sản xuất linh hoạt tối đa qua các luồng quy trình tự động. Nhờ đó, người quản lý không chỉ giảm áp lực theo dõi, nhân viên giảm thao tác thủ công mà doanh nghiệp cũng phát huy tối đa các nguồn lực có ích để đạt hiệu quả vượt trội.
MISA AMIS Quy trình chính là phần mềm mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa các quy trình liên phòng ban để nâng cao năng suất và gia tăng tốc độ phục vụ khách hàng.
Là một sản phẩm của MISA JSC với 30 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm, AMIS Quy trình có khả năng kết nối với hầu hết các nghiệp vụ để tự động hóa toàn bộ quy trình của doanh nghiệp sản xuất.
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của AMIS Quy trình:
Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn AMIS Quy trình để tự động hóa quy trình doanh nghiệp, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, trong đó có Công ty CP bánh mứt kẹo Bảo Minh, Công ty Cổ phần Thủy sản Bắc Trung Nam, Trường Đại học Thương mại, Công Ty Cổ Phần Tin Học Bách Khoa, Công Ty Cổ Phần MGLAND Việt Nam, Công Ty TNHH NovaTech,…
Dùng thử và khám phá sức mạnh của phần mềm AMIS Quy trình tại đây:
Quy trình sản xuất bài bản, chuyên nghiệp cho phép doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc thủ công, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng cơ hội phát triển. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, sắp xếp các bước sản xuất tiêu chuẩn vô cùng cần thiết. Hy vọng qua bài viết trên những người quản trị sản xuất đã có thêm nhận thức đúng đắn cùng nhiều thông tin hữu ích.
Trước khi cân – đóng gói, gạo sẽ được đưa qua hệ thống sàng tách tạp chất, sau đó được đưa qua máy tách màu để loại những hạt không đủ tiêu chuẩn (bạc bụng, vàng, hạt hư, sọc đỏ,...), và qua hệ thống hút bụi để đảm bảo gạo sạch và an toàn.
Ban đầu bia được sản xuất từ bốn nguyên liệu chính: nước, malt đại mạch, hoa bia và nấm men. Sau đó, bia phát triển ra toàn thế giới thì tùy thuộc vào đặc trưng nông nghiệp ở mỗi quốc gia mà bia có thêm thế liệu như gạo, lúa mì, bo bo, yến mạch và cả đường tinh luyện. Thế liệu được xem là nguyên liệu phụ để thay thế 1 phần malt đại mạch nhằm giảm chi phí sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của quốc gia đó.
Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, thông thường từ 90-95% khối lượng bia. Nước ngoài việc tham gia vào thành phần của bia còn tham gia vào toàn bộ quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất. Nước là dung môi hòa tan các hợp chất hóa học (như tinh bột, đường, protein, chất béo, …) trong hạt malt, các hợp chất đắng, thơm trong hoa bia. Các enzym tham gia vào quá trình thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hơn cho nấm men sử dụng. Sau đó, nấm men tiếp tục sống và phát triển trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, các quá trình công nghệ khác trong nhà máy bia cũng sử dụng nước là thành phần chính như: hơi nước bão hòa để truyền nhiệt từ lò hơi đến các thiết bị sử dụng nhiệt, hỗn hợp nước-Glycol dùng để dẫn lạnh, nước dùng trong hệ thống thanh trùng,…
Như vậy, nước có vai trò cực kỳ quan trọng cho sản xuất bia. Tính chất nước tác động đến hương vị của bia. Các loại bia khác nhau yêu cầu nguồn nước đầu vào khác nhau.
Bia phải được sản xuất từ malt đại mạch. Malt là nguồn cung cấp các hợp chất cơ bản như đường, protein, chất béo, các loại vitamin,… cho quá trình sản xuất bia. Tại công đoạn nấu, tinh bột trong malt bị thủy phân bởi hệ enzyme amylase thành đường lên men được. Sau đó, nấm men sử dụng đường này để tạo thành CO2 và cồn trong bia.
Có rất nhiều loại malt khác nhau được dùng trong sản xuất bia như malt vàng, malt nâu, malt đen, malt chocolate,… Nhà sản xuất bia có thể phối trộn nhiều loại malt khác nhau để sản xuất ra loại bia mong muốn.
Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản sau malt. Hoa Houblon làm bia có vị đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Trong công nghệ sản xuất bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn.
Việc sử dụng hoa bia được bắt đầu ở Châu Âu thời trung cổ. Vào khoảng thế kỹ thứ 8 sau công nguyên, các thầy tu tại vùng Hallertau thuộc Bavarian đã sử dụng hoa bia nhằm tạo ra vị đắng thanh và kéo dài thời gian lưu trữ của bia mà không bị chua.
Trong thời trung cổ, khi bắt đầu dùng hoa bia vào sản xuất, các nhà tu nhận thấy bia để được lâu hơn mà không bị chua. Trong hoa bia co chứa một số chất có khả năng kìm hãm và tiêu diệt vi sinh vật. Nhưng lúc đó, chưa một ai có khái niệm về vi sinh vật nên mọi người cũng không giải thích được tại sao việc dùng hoa bia lại có ích lợi như thế.
Nhưng ngày nay, do kỹ thuật trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, bia đã được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur nên khả năng kháng khuẩn của hoa bia không còn ý nghĩa. Mà các nhà sản xuất bia hiện nay chủ yếu nhằm vào mục đích tạo ra hương vị đặc trưng và ổn định độ bền bọt.
Nấm men có vai trò chuyển hóa các hợp chất lên men được trong dịch nha sau nấu thành cồn và khí CO2. Trong quá trình lên men, nấm men sản xuất ra các hợp chất tạo mùi, vị thơm cho bia. Các chủng men khác nhau cho ra hương vị bia đặc trưng. Các hãng bia khác nhau sở hữu chủng nấm men đặc trưng và được các hãng bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Thế liệu là thành phần phụ tham gia vào sản xuất bia, có vai trò thay thế một tỷ lệ nhất định malt. Thế liệu sản xuất bia rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào đặc điểm nông nghiệp của từng quốc gia. Các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu sử dụng thế liệu là gạo, trong khi đó các quốc gia Châu Phi lại sử dụng bo bo, lúa miến,… Thế liệu là giảm giá thành sản xuất bia, giúp người nông dân địa phương tiêu thụ được các sản phẩm bản địa.
a. Sơ đồ quy trình sản xuất bia:
Nghiền nhỏ hạt malt (hoặc hạt gạo) đến kích thước yêu cầu để các thành phần trong nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để xúc tác quá trình thủy phân sau đó.
Thủy phân các hợp chất cao phân tử như tinh bột, protein thành các hợp chất lên men được như đường malto, gluco, axit amin,… Kết thúc quá trình nấu tại nồi malt sẽ thu được dịch ngọt nên quy trình này được gọi là quá trình đường hóa.
Là quá trình tách võ trấu của hạt malt ra khỏi dịch đường.
Dịch đường trong được đun sôi với hoa bia để tạo vị đắng đặc trưng, đồng thời quá trình đun sôi cũng làm bay hơi và kết tủa các hợp chất không mong muốn và tiệt trùng dịch nha.
Loại bỏ các thành phần như cánh hoa bia, các kết tủa hình thành trong quá trình đun sôi.
Dịch nha sau đun sôi (100oC) được đưa về nhiệt độ thích hợp cho nấm men hoạt động như 10 – 15oC. Nhiệt độ này tùy thuộc vào chủng loại nấm men và loại bia.
Dịch nha lạnh cùng với nấm men được đưa vào tank lên men để tiến hành quá trình lên men. Nấm men sẽ sử dụng đường được hình thành trong giai đoạn nấu để tạo thành Cồn và khí CO2. Các hợp chất tạo mùi thơm cho bia cũng được nấm men tạo thành trong giai đoạn này.
Kết thúc quá trình lên men, nấm men sẽ được thu hồi ra khỏi tank lên men để tái sử dụng cho lần lên men tiếp theo. Dịch bia sau lên men sẽ được chuyển sang tank ủ bia để bắt đầu quá trình lên men phụ.
Là quá trình chuyển hóa hoặc loại bỏ các hợp chất không mong muốn hình thành trong quá trình lên men như diacetyl. Quá trình ủ bia kết thúc khi hàm lượng các chất này giảm đến mức mong muốn và đạt thời gian theo yêu cầu của từng loại bia.
Bia trước khi qua quá trình lọc sẽ được làm lạnh sâu xuống nhiệt độ -1à-2oC để hình thành cặn lạnh. Các cặn lạnh này sẽ được loại bỏ trong quá trình lọc trong sau đó.
Nấm men, cặn lạnh, … sẽ được loại bỏ để làm cho bia trở nên trong suốt.
Bia sau khi lọc được chứa trong tank bia trong để chờ quá trình chiết, đóng gói.
Là quá trình bia được chiết vào các dạng bao bì khác nhau để đánh ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Keg bia có dung dích 2 lít, 5 lit, 20 lít, 30 lít hoặc 50 lit.
Bia được chiết vào lon có dung tích 330ml, 500ml.
Bia chai có dung tích 330ml, 450ml, 500ml, 750ml.
Dung tích bia chai, bia lon phụ thuộc vào chiến lược thị trường và thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia.