Sáng ngày hôm nay (23/6), các thí sinh đã bước vào bài thi KHTN của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 với tổ hợp 3 môn Lý - Hoá - Sinh. Theo quy chế năm nay, các thí sinh chỉ được phép mang đề thi của môn Sinh học ra khỏi phòng thi sau khi hoàn thành bài thi.
Thi bao nhiêu bài thi để được tốt nghiệp THPT 2017: 4 bài
Thí sinh muốn xét tốt nghiệp THPT 2017 chọn thi 4 bài, trong đó 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ. Và 1 bài thi thí sinh tự chọn trong hai Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Thí sinh có nhu cầu thi để xét tuyển sinh 2017 nếu cần có thể chọn thi cả 5 bài thi. Năm 2017, bài thi môn Toán áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khác với các năm trước. Và hai bài khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng là bài thi lần đầu tiên được áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.Tuyển Sinh .in
Học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM trong giờ học môn tiếng Anh. Đây là lứa học sinh đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 10 và sẽ thi tốt nghiệp THPT với bốn môn - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG
Theo đó, kỳ thi có hai môn bắt buộc (ngữ văn, toán) với hai môn lựa chọn (trong số các môn ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Như vậy, sẽ có hai môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là tin học và công nghệ.
Ở lớp em, các bạn giỏi tiếng Anh sẽ có xu thế chọn tiếng Anh và một môn khác tùy theo sở trường và xu thế xét tuyển đại học. Ví dụ tiếng Anh và vật lý để có hai tổ hợp xét tuyển với toán, lý, Anh và toán, văn, Anh.
TRUNG HIẾU (học sinh lớp 11 Trường THPT Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội)
Từ năm 2030 sẽ thí điểm thi trên máy tính
Về lộ trình, từ năm 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy.
Giai đoạn sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm tại địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp thi trên giấy và trên máy tính), khi tất cả địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với tất cả các môn thi trắc nghiệm.
Bộ cũng nêu vấn đề sẽ nghiên cứu về lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp THPT thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia tổ chức trong cùng một địa điểm như hiện nay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 chỉ có hai môn bắt buộc là Toán và Văn, còn Lịch sử và Ngoại ngữ là môn lựa chọn cùng 7 môn khác.
Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều 29/11. Theo đó, hai môn thi bắt buộc gồm Toán và Ngữ văn. Đề Ngữ văn ra dưới dạng tự luận, Toán dạng trắc nghiệm, tương tự hiện nay.
Thí sinh sẽ thi thêm hai môn lựa chọn từ các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, cũng theo hình thức trắc nghiệm.
Như vậy, dù là môn học bắt buộc ở cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Ngoại ngữ và Lịch sử được xếp vào nhóm môn thi lựa chọn.
So với kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay, số môn thi từ năm 2025 giảm hai và số buổi thi giảm một. Bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân) không còn, đồng nghĩa thí sinh có thể lựa chọn thi một môn tự nhiên cùng một môn xã hội thay vì cố định phải thi cả 3 môn thuộc cùng một khối như hiện tại.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết quyết định phương án thi này sau khi lấy ý kiến rộng rãi về ba phương án. Hai phương án còn lại là thi bốn môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và ba môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) cùng hai môn tự chọn.
Kết quả, đa số chọn phương án hai hoặc ba môn bắt buộc. Cụ thể, khi khảo sát gần 130.700 cán bộ, giáo viên về hai phương án thi ba và bốn môn bắt buộc, gần 74% chọn phương án ba môn. Sau đó, Bộ khảo sát thêm khoảng 18.000 cán bộ, giáo viên ở TP Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang với cả ba phương án thì 60% chọn thi hai môn bắt buộc.
Khảo sát các chuyên gia độc lập và ý kiến từ các chuyên gia thuộc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, đa số cũng lựa chọn thi hai môn bắt buộc với lý do chủ yếu là giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình và xã hội, không gây mất cân bằng giữa khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên.
Phương án thi hai môn bắt buộc cùng hai môn tự chọn cũng không gây khó khăn cho các trường đại học có sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Về nội dung thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ bám sát mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 bởi thí sinh dự kỳ thi này từ năm 2025 đã học hoàn toàn theo chương trình này. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực. Tới đây, Bộ sẽ công bố đề tham khảo các môn.
Phương thức xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025 sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp.
Bộ cũng sẽ giữ ổn định thi tốt nghiệp THPT trên giấy đến năm 2030, song song với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở những nơi đủ điều kiện.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT với 4 môn tương tự cách đây hơn 45 năm. Giai đoạn 1976-1980, kỳ thi này cũng gồm 4 môn nhưng theo hình thức tự luận. Trong đó Toán, Văn là hai môn bắt buộc, hai môn còn lại phải theo tổ hợp, gồm Lý, Hóa hoặc Hóa, Sinh; Sử, Địa; Sử, Ngoại ngữ. Còn với kỳ thi từ năm 2025, sẽ có tất cả 36 tổ hợp môn.
Còn tính riêng trong 10 năm (2015-2025), kỳ thi có ba lần thay đổi lớn. Năm 2015, kỳ thi gộp giữa thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng (kỳ thi hai trong một). Từ năm 2020, với Luật Giáo dục sửa đổi, kỳ thi có mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, giảm độ khó, không còn bắt buộc dùng để xét tuyển đại học.
Xóa tâm lý "môn chính, môn phụ"
PGS.TS Hồ Sĩ Đàm - chủ biên chương trình môn tin học, chương trình giáo dục phổ thông 2018 - chia sẻ điều ông tâm đắc là với phương án 2+2 là lần đầu tiên đưa hai môn công nghệ và tin học vào số các môn lựa chọn trong kỳ thi mà bấy lâu nay chưa bao giờ được chọn để thi cử.
Tương tự PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT - đánh giá cao về tính mềm dẻo, tăng sự lựa chọn cho học sinh khi có hai môn thi lựa chọn trong tám môn học, trong đó có cả những môn chưa bao giờ được chọn thi như tin học, công nghệ.
Điều này giúp học sinh có lựa chọn sát hơn theo sở trường, định hướng nghề nghiệp và cũng xóa dần tâm lý "môn chính, môn phụ" trong trường phổ thông.
Ngày 29-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quyết định ký trước đó một ngày về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Thí sinh sẽ thi 4 môn với 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có 4 môn thi theo phương án 2+2 - Ảnh: NAM TRẦN
Phương án tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được nêu trong quyết định số 4068 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 28-11-2023.
Nội dung thi bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm.
Thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn thi bắt buộc là ngữ văn, toán với hai môn lựa chọn trong số các môn ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.
Tổ chức thi trên toàn quốc theo hình thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức xét công nhận tốt nghiệp sẽ kết hợp giữa đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỉ lệ phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo phương án thi vừa công bố, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vẫn chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương, chủ động có phương án về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết tổ chức kỳ thi.
Địa phương cũng chủ động tổ chức thanh tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo lịch thi chung và hướng dẫn của bộ.