Sản Phẩm Việt Nam Xuất Khẩu Nhiều Nhất

Sản Phẩm Việt Nam Xuất Khẩu Nhiều Nhất

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết, 5 sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8 vẫn là tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, tôm sú và mực.

CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN XUẤT KHẨU

Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thời gian qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021.

Là một trong những nước phát triển từ nền văn minh lúa nước, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Do đó, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn cầu.

Nhờ vào hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Thay vì bị áp thuế 45%, thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn như trước kia.

Trong số các thị trường thành viên EU, gạo Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 10 triệu USD), Hà Lan (đạt 6 triệu USD), Italy (đạt 6 triệu USD) và Ba Lan (đạt 4 triệu USD). Gạo tuy không phải là thực phẩm chính tại EU, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định với một số sản phẩm, đặc biệt là các loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây.

Từ năm 2020-2022, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực đã chuyển dần sang các mặt hàng từ gỗ và cao su.

Các mặt hàng có tỷ trọng tăng là gỗ và sản phẩm từ gỗ (tăng từ 2,6 tỷ USD chiếm 16,6% năm 2009 lên 12,372 tỷ USD chiếm 30,03% năm 2020), số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 4 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 – chiếm 79,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ Trung Quốc (-0,7%) và Đài Loan (-2,4%).

Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), mặt hàng gỗ được đánh giá là ngành hàng phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất. Ngành hàng xuất khẩu gỗ Việt Nam phấn đấu trong năm 2022 đạt chỉ tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, trong đó Bình Dương chiếm khoảng 50% do hội tụ nhiều doanh nghiệp lớn.

Đầu năm 2022, trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, cà phê tăng cao nhất 57,1%, giá trị đạt 1,7 tỷ USD. Chè và cà phê vẫn giữ vị trí cao trong các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vì lợi thế thiên nhiên và “độ sành” của người Việt Nam khi chế biến và sử dụng cà phê.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Ấn Độ năm 2020-2021 là 26,23 triệu USD; từ tháng 4/2021-tháng 2/2022 là 22,93 triệu USD. Việt Nam là nước có vị trí số 3 xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ. Người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai. Khi vào thị trường Ấn Độ phải đảm bảo tiêu chuẩn dán nhãn, đóng gói nhất là phải có chứng chỉ FASSAI.

Những năm qua, xuất khẩu đồ uống của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới và tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới, trong đó có Trung Quốc. Hiện nay, trà vẫn đang là thức uống truyền thống của Trung Quốc, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đang có xu hướng tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các khu vực thành phố phát triển.

Qua bài viết trên, Innovative Hub mong rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nắm được các sản phẩm nông nghiệp chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam, những ưu đãi và thế mạnh của mình và nhu cầu của nước bạn để có chiến lược đem sản phẩm của mình ra toàn thế giới.

TÌM HIỂU THÊM: XUẤT KHẨU NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG VƯỢT BẬC

Theo TS Bảo, Đài Loan cũng là thị trường tiêu thụ giấy vàng mã lớn nhất thế giới, được cung cấp chính từ hai quốc gia Việt Nam và Indonesia.

“Xuất khẩu giấy của Việt Nam hiện chủ yếu là giấy vàng mã, sản phẩm vừa có giá rẻ nhất, chất lượng kém nhất và gây ô nhiễm khủng khiếp nhất”, ông Bảo cho biết.

Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp (DN) giấy nội địa, đây là giải pháp tình thế mà DN bắt buộc phải làm, bởi trong tình hình khó khăn, làm vàng mã giúp DN giải quyết việc làm cho công nhân và duy trì hoạt động công ty.

Song theo quan điểm của ông Bảo, giải pháp tình thế này chỉ tổ làm tụt hậu ngành công nghiệp giấy. Đó là chưa tính tới khi thị trường này giảm nhu cầu, việc trở tay làm hàng cao cấp hơn cũng gây khó khăn cho DN.

Ông Bảo nhấn mạnh, DN nội địa cần có cái nhìn dài hạn hơn, đặc biệt sắp tới, Việt Nam chuẩn bị gia nhập Hiệp định Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

“Chúng ta không thể ủng hộ một sản phẩm gây ô nhiễm môi trường và đi ngược xu hướng phát triển của thế giới được”, ông Bảo nói.

Thống kê từ VPPA cho thấy, nhu cầu tiêu thụ giấy của người Việt mới bằng một nửa so với nhu cầu trung bình của thế giới và bằng 1/10 so với người Mỹ.

VPPA cho biết, một người Việt hiện đang tiêu thụ trung bình 32 ký giấy/năm, thấp hơn một nửa so với nhu cầu thế giới. Thế nên, nếu giảm hoặc bỏ hẳn sản xuất vàng mã, theo ông Bảo, DN vẫn có thể làm hàng phục vụ nhu cầu đang tăng của người dân trong nước.

Vấn đề là tìm hiểu để làm đúng sản phẩm phục vụ nhu cầu trước áp lực cạnh tranh với đối thủ ngoại, đây cũng là thách thức không nhỏ cho DN nội địa trong ngành.

Mafbex 2024 được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 6 năm 2024, tại Trung tâm Thương mại Quốc tế (WTC) – Thủ đô Manila, Philippines. Lễ khai mạc diễn ra đúng vào ngày Lễ độc lập của Philippines (Philippine Independence Day), sự kiện đã thu hút được một lượng đông đảo người tiêu dùng cũng như đại diện cho các doanh nghiệp mua hàng, siêu thị tới thăm quan, mua hàng.

Tham gia Mafbex 2024, ngoài gian hàng của Thương vụ Việt Nam tại Philippines nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trưng bày và giới thiệu sản phẩm, còn có các doanh nghiệp trong nước trực tiếp tham gia gian hàng, bao gồm các sản phẩm sữa và đồ uống của TH True Milk và các sản phẩm gia vị của Công ty CP Hồ tiêu Việt.

Các sản phẩm của Việt Nam tham gia hội chợ đã được người tiêu dùng và người mua hàng Philippines đánh giá cao. Thực tế, một số sản phẩm sữa của TH True Milk đã có mặt trong hệ thống siêu thị S&R – một hệ thống siêu thị lớn tại Philippines - từ nhiều năm qua, nhưng những sản phẩm này cũng chưa được nhiều người tiêu dùng chú ý. Tuy nhiên, thông qua hội chợ lần này, nhiều người tiêu dùng Philippines đã lần đầu được trải nghiệm nếm thử không chỉ các sản phẩm sữa mà còn nhiều sản phẩm đồ uống khác mang nhãn hiệu TH True Milk. Sau khi trải nghiệm nếm thử thì hầu hết đều tỏ ra phấn khích và đánh giá cao về chất lượng và mùi vị thơm ngon của sản phẩm. Trước sự phấn khích của người tiêu dùng Philippines, bà Lily Bel Agustin – Giám đốc mua hàng cấp cao của Hệ thống siêu thị S&R – đã tự tin cho rằng hội chợ đã giúp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và chắc chắn trong thời gian tới lượng sản phẩm của TH True Milk tiêu thụ trong hệ thống siêu thị của S&R sẽ không ngừng tăng thêm, đồng thời Hệ thống siêu thị S&R có kế hoạch làm việc với TH True Milk để đưa thêm nhiều mặt hàng mới, tạo thêm sự đa dạng cho gian hàng Việt Nam. Cũng thông qua sự giới thiệu của Thương vụ, một số sản phẩm nước uống của TH True Milk cũng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của một số đơn vị mua hàng, và các đơn vị đã tìm đến gặp gỡ và trao đổi trực tiếp tìm kiếm cơ hội hợp tác với TH True Milk.

Các sản phẩm quế, hồi, gia vị nấu ăn, gia vị phở ăn liền của Công ty CP Hồ tiêu Việt cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều khách hàng, đặc biệt Hệ thống siêu thị S&R cũng đã gặp gỡ và có những cam kết sơ bộ ban đầu với đại diện của Công ty CP Hồ tiêu Việt để hợp tác đưa các sản phẩm của công ty vào hệ thống siêu thị.

Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông sản khác của các doanh nghiệp Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, dầu ăn, bánh phở… được Thương vụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu cũng đã nhận được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng và người mua hàng Philippines. Trên cơ sở thông tin trao đổi, Thương vụ sẽ tiếp tục hỗ trợ để những đối tác quan tâm có thể kết nối với các doanh nghiệp cung ứng của Việt Nam.

Thông qua Hội chợ Mafbex và các hội chợ khác tại Philippines, có thể thấy Philippine là thị trường có tiềm năng không nhỏ với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nguồn cung thế giới có nhiều biến động khó lường, trong khi nền công nghiệp sản xuất của Philippine còn nhiều hạn chế.