Xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản sẽ là cơ hội cho những người lao động không có đủ điều kiện tài chính tham gia các đơn hàng xuất khẩu dài hạn. Mặc dù chi phí tham gia thấp, thời gian làm việc ngắn nhưng nguồn thu nhập kiếm được vẫn khá cao, nên cũng thu hút khá nhiều người lao động tham gia. Vậy những đặc điểm trong xuất khẩu lao động thời vụ tại Nhật Bản là gì?
Đăng ký xuất khẩu lao động Singapore ở đâu uy tín?
Hiện nay, chỉ có một số ít công ty được Bộ LĐTBXH cấp phép đưa người lao động đi Singapore. Các bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang web của Cục quản lý lao động nước ngoài để tra cứu thông tin các công ty trước khi đăng ký.
Điều kiện đi xuất khẩu lao động Singapore 2024
Có thể nói Singapore là một thị trường khó tính và kén chọn lao động. Để đăng ký đi xuất khẩu lao động tại đất nước này, các bạn cần thỏa mãn các điều kiện cơ bản dưới đây:
Hiện tại có nên đi xuất khẩu lao động Singapore không?
Đi xuất khẩu ở bất kỳ nước nào chưa bao giờ là điều dễ dàng. Không những có cuộc sống xa nhà mà các bạn còn phải làm việc trong môi trường khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Do đó, trước khi quyết định có đi XKLĐ Singapore hay không, bên cạnh những ưu điểm thuận lợi mọi người cũng cần lường trước các khó khăn, thách thức phải đối mặt. Vậy những thuận lợi và khó khăn khi đi xuất khẩu Singapore là gì?
Một số ưu điểm khi đi xuất khẩu lao động tại Singapore gồm có:
Khó khăn là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu có sự chuẩn bị trước thì quá trình sinh sống và làm việc tại Singapore phần nào sẽ suôn sẻ hơn. Một số thách thức với người lao động Việt khi đi xuất khẩu lao động Singapore có thể kể đến như:
Có bằng THPT có đi XKLĐ Singapore được không?
Điều kiện tuyển dụng của các đơn hàng Singapore thường có yêu cầu đầu vào khá cao, đa phần là bằng cấp từ Trung cấp trở lên. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều đơn hàng chấp nhận bằng cấp 3, vì vậy các bạn có bằng THPT hoàn toàn có cơ hội làm việc tại đất nước này.
Đi xuất khẩu lao động Singapore có được hỗ trợ vay vốn không?
Theo quy định, lao động đi xuất khẩu sang thị trường Singapore sẽ được hỗ trợ vay vốn tại các ngân hàng chính sách. Tùy từng thời điểm mức vốn được vay sẽ khác nhau, các bạn nên tham khảo kỹ thông tin từ các đơn vị tư vấn để chắc chắn hơn về thông tin này nhé.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về chương trình xuất khẩu lao động Singapore, các thông tin được sử dụng để tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm. Hiện tại Bộ LĐTB&XH mới chỉ cấp phép cho một số ít công ty tuyển dụng lao động đi thị trường này. Vì vậy, các bạn cần lưu ý, tìm hiểu kỹ thông tin đơn vị tư vấn trước khi đăng ký để tránh tiền mất tật mang.
Ngoài ra, các bạn có thể truy cập trực tiếp Sàn xuất khẩu lao động. Com - Nền tảng giúp ứng viên đăng ký đi xuất khẩu lao động trực tiếp với nhà tuyển dụng.
Tại đây, ứng viên được lựa chọn hàng ngàn công việc tại rất nhiều các quốc gia như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hungary, Rumani, Ba Lan, Hy Lạp, Malaysia, Ả Rập Xê Út…
Ứng viên có thể đăng ký trực tiếp với nhà tuyển dụng mà không phải qua các bước trung gian, từ đó giúp giảm các chi phí không cần thiết. Thông qua sàn xuất khẩu lao động .com, người dùng có thể dễ dàng:
Bên cạnh đó, với vai trò là một đơn vị kết nối, Sàn xuất khẩu lao động .com còn hỗ trợ giải đáp những thắc mắc về xuất khẩu lao động một cách khách quan, nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của các ứng viên khi đăng ký xuất khẩu lao động.
Thống kê xuất khẩu lao động Singapore
Truy cập ngay Sàn xuất khẩu lao động. Com
Những thay đổi từ lao động thời vụ
Là huyện biên giới nằm ở vùng sâu vùng xa, đời sống của người dân Ea Súp chịu tác động lớn từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện, tình trạng hạn hán và lũ lụt thường xuyên. Nhiều hộ gia đình phải sống trong cảnh thiếu thốn, phụ thuộc vào nông nghiệp truyền thống với thu nhập bấp bênh do giá cả nông sản biến động liên tục. Đặc biệt, với đông đảo dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo ở Ea Súp vẫn còn ở mức cao.
Trong tình hình đó, chương trình đưa lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc do huyện Ea Súp phối hợp với chính quyền thành phố Iksan, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc triển khai, đã mang lại cơ hội việc làm mới cho người dân. Chương trình này hướng đến các hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Hà Văn Hương, người dân tộc Thái ở xã Ea Rvê, huyện Ea Súp, vừa trở về sau chuyến lao động thời vụ tại Hàn Quốc trong vòng 3 tháng. Anh kể, gia đình anh vốn thuộc diện hộ nghèo, chỉ có 2 hecta đất trồng cây mì, nhưng do khí hậu vùng biên khắc nghiệt, thiếu nước thường xuyên nên cây trồng không hiệu quả. Khi được địa phương giới thiệu chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc thời vụ, anh đã quyết định đăng ký tham gia.
"Gia đình tôi nghèo, thu nhập chính chỉ từ cây mì nhưng mùa nào cũng thiếu nước nên không có năng suất cao, Nhờ đi lao động ở Hàn Quốc mà kinh tế gia đình khấm khá hơn. Mỗi đợt làm việc, sau khi trừ hết chi phí, tôi mang về được khoảng 70-80 triệu đồng. Với số tiền đó, tôi đã sửa lại nhà và có vốn đầu tư trồng thêm cây sắn", anh Hương chia sẻ.
Anh cũng nói thêm về công việc ở Hàn Quốc: "Công việc chủ yếu là trồng và thu hoạch khoai lang. Mỗi ngày tôi làm từ 9 đến 10 giờ, so với làm nông thì cũng không vất vả lắm. Qua bên đó, tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức về nông nghiệp hiện đại. Nhờ vậy, tôi hy vọng sau này có thể áp dụng vào sản xuất của gia đình. Mong rằng chương trình đưa lao động đi làm thời vụ sẽ kéo dài, để người dân nghèo có thêm thu nhập và cuộc sống ổn định hơn".
Tượng tự, chị Hoàng Thị Thúy (trú tại thị trấn Ea Súp) cũng đi lao động thời vụ tại Hà Quốc. Chị Thúy sang thành phố Ik-san lần đầu vào tháng 3/2023 và được nhận vào làm việc cho một nông trại trồng khoai lang; thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng, chưa tính tăng ca (1,5 triệu đồng/ngày). Sau khi về nước, tháng 8/2023, chị Thúy tiếp tục sang làm việc thời vụ tại nông trại này theo thư mời từ phía Hàn Quốc. Sau hai đợt sang Ik-san làm việc, chị Thúy tích góp được 170 triệu đồng, dùng để trả nợ ngân hàng và nuôi hai con ăn học.
Bà Hoàng Thị Kiều Oanh, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ea Súp, chia sẻ: Chương trình đưa lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc đã mang lại hiệu quả thiết thực, được người dân trong vùng rất ủng hộ. Theo bà, chương trình này đã tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, giúp họ tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho gia đình và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thời gian làm việc mỗi đợt là 3 tháng cũng rất hợp lý, để lao động có thể về nhà chăm sóc gia đình và người thân.
Bà cũng nhấn mạnh rằng, làm việc thời vụ ở nước ngoài giúp người lao động có thu nhập cao hơn nhiều so với công việc trong nước, trong khi chi phí đầu tư ban đầu lại thấp nhưng mang lại lợi ích kinh tế lớn. "Không chỉ kiếm được thu nhập tốt, người lao động còn có cơ hội học thêm ngoại ngữ, tiếp cận phương pháp làm việc hiện đại và công nghệ mới, giúp nâng cao tay nghề mà không tốn chi phí đào tạo," bà Oanh nói. "Những kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp họ rất nhiều khi về nước, tạo điều kiện để họ có thể lập nghiệp ngay tại quê hương".
Được sự quan tâm, hỗ trợ từ UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Ngoại vụ tỉnh, tháng 2/2023, UBND huyện Ea Súp đã tiến hành ký kết "Thỏa thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc" với chính quyền huyện Iksan, tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) trong lĩnh vực nông nghiệp. Thỏa thuận này đặc biệt ưu tiên cho những người lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau gần hai năm triển khai, huyện Ea Súp đã tổ chức tuyển dụng và đưa được 327 lượt người tham gia lao động thời vụ tại Hàn Quốc. Theo biên bản thỏa thuận, thời gian làm việc là 3 tháng và không yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể sắp xếp công việc và tham gia trong thời gian nông nhàn.
Trong thời gian lao động tại Hàn Quốc, người lao động không chỉ có cơ hội học thêm ngoại ngữ, mà còn tiếp cận các phương pháp làm việc tiên tiến và công nghệ mới. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ được họ ứng dụng vào sản xuất khi trở về địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả lao động và cải thiện đời sống kinh tế gia đình.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Theo khảo sát tại các địa phương, nhiều người dân có nhu cầu đi lao động thời vụ, đặc biệt là tại thị trường Hàn Quốc. Qua 2 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực giữa tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc), đã có 3 huyện là Ea Súp, Krông Năng và Ea H’Leo ký kết "Thỏa thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc". Tuy nhiên, hiện nay chỉ có huyện Ea Súp đưa lao động đi làm việc thời vụ. Lao động Đắk Lắk khi tham gia làm việc được đánh giá cao. Đây là một trong những cơ hội giúp người lao động có hướng làm việc thời gian tới.
Chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Ea Súp là một phần của chiến lược tổng thể giảm nghèo bền vững, kết hợp cùng các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện hạ tầng và dịch vụ y tế, giáo dục cho người dân địa phương. Hy vọng rằng hướng đi này sẽ tiếp tục được mở rộng, giúp người dân Ea Súp vững bước thoát nghèo và ổn định cuộc sống.