Báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/7 nêu rõ, so với tháng trước, CPI tháng 7/2023 tăng 0,45%, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm bưu chính viễn thông giá giảm 0,12%.
Infographic: Xuất khẩu tôm của Việt Nam tháng 1/2024
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 1/2024 đạt 242 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoại trừ việc năm 2023 Tết Nguyên đán rơi vào tháng 1, nếu so sánh với cùng kỳ những năm trước đó, doanh số XK tôm tháng 1/2024 vẫn là một tín hiệu tích cực khởi đầu cho XK tôm năm 2024.
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) TỈNH NINH THUẬN THÁNG 12 NĂM 2023
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3/2023 đạt 58,03 tỷ USD, tăng 17,7% tương ứng tăng 8,73 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 29,71 tỷ USD, tăng 14% (tương ứng tăng 3,66 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu là 28,32 tỷ USD, tăng 21,8% (tương ứng tăng 5,07 tỷ USD).
Lũy kế quý I/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 153,79 tỷ USD, giảm 13,5% tương ứng giảm 24,10 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 79,3 tỷ USD, giảm 11,8% (tương ứng giảm 10,58 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 74,49 tỷ USD, giảm 15,4% (tương ứng giảm 13,52 tỷ USD).
Trong tháng 3/2023, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 1,39 tỷ USD. Tính trong quý I năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 4,81 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 39,56 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I năm 2023 lên 107,76 tỷ USD, giảm 13,2% (tương ứng giảm 16,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này là 21,73 tỷ USD, tăng 12,1% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong quý I năm 2023 của doanh nghiệp FDI lên 59,06 tỷ USD, giảm 10,6% (tương ứng giảm 7,03 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng tới 74,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2023 là 17,83 tỷ USD, tăng 16,3% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong quý I năm 2023 đạt 48,7 tỷ USD, giảm 16% (tương ứng giảm 9,29 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 65,4% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2023 đạt thặng dư 3,91 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong quý I năm 2023 lên mức thặng dư là 10,36 tỷ USD.
Trong quý I năm 2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Á là 100,94 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 65,6% trong tất cả các châu lục và giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là châu Mỹ với 30,12 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,6%, giảm 18%; châu Âu là 17,08 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,1%, giảm 11,9%; châu Đại Dương với 3,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,5%, giảm 0,4%; châu Phi với 1,78 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,2%, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn trong quý I năm 2023
Ghi chú: Tỷ trọng trị giá xuất khẩu/nhập khẩu với châu lục, nước/khối nước đó so với tổng trị giá xuất khẩu/nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu trong tháng 3/2023 đạt 29,7 tỷ USD, tăng 14% với 41/45 nhóm hàng có trị giá tăng so với tháng trước. Với kết quả này, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong tháng tăng 3,66 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, tăng mạnh là các nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 974 triệu USD; hàng dệt may tăng 332 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 257 triệu USD; gạo tăng 223 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 183 triệu USD; giày dép các loại tăng 173 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 157 triệu USD; hàng thủy sản tăng 156 triệu USD.
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý I năm 2023 là 79,3 tỷ USD, giảm 11,8% và có 34/45 nhóm hàng giảm so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong quý I năm 2023 giảm 10,58 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,87 tỷ USD; dệt may giảm 1,54 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,23 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 1,21 tỷ USD; giày dép các loại giảm 969 triệu USD; thủy sản giảm 685 triệu USD; sắt thép các loại giảm 572 triệu USD; xơ sợi dệt các loại giảm 506 triệu USD. Tính chung, trị giá xuất khẩu của 8 nhóm hàng này giảm tới 8,58 tỷ USD, bằng 81% mức giảm trị giá xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, xuất khẩu một số nhóm hàng trong quý I năm 2023 vẫn đạt mức tăng khả quan so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, gạo tăng 251 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 239 triệu USD; hàng rau quả tăng 137 triệu USD.
Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong quý I/2022 và quý I/2023
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 3/2023 đạt 4,22 tỷ USD, nâng mức trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I năm 2023 lên 13,42 tỷ USD, giảm 12,2%, tương ứng giảm tới 1,87 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường chủ lực như Trung Quốc là 3,52 tỷ USD, giảm 4,5%; Hoa Kỳ là 2,34 tỷ USD, giảm 21,2% và Hàn Quốc là 855 triệu USD, giảm 42,4%. Riêng xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (27 nước) đạt 2,04 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 3/2023 là 4,91 tỷ USD, tính chung trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2023 là 12,03 tỷ USD, giảm 9,3%, tương ứng giảm 1,23 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2023, xuất khẩu nhóm hàng này giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc, EU (27 nước) nhưng tăng ở thị trường Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Cụ thể, xuất sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,56 tỷ USD, tăng 7,7%; Trung Quốc đạt 2,4 tỷ USD, giảm 18,8%; EU(27) đạt 1,32 tỷ USD, giảm 29%; Hàn Quốc đạt 1,29 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 3,57 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng trước. Tính trong quý I/2023 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 9,85 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong quý I/2023 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 3,99 tỷ USD, giảm 11,6%; EU(27) với 1,46 tỷ USD, tăng 12,4%; Trung Quốc với 701 triệu USD, tăng 4,4%; Nhật Bản với 663 triệu USD, giảm 0,7%… so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,63 tỷ USD, tăng nhẹ 14,5% so với tháng trước. Tính chung trong quý I/2023, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 7,17 tỷ USD, giảm 17,7% (tương ứng giảm 1,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2023, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 3,05 tỷ USD, giảm 30,3%; Nhật Bản là 861 triệu USD, tăng 11,7%; Hàn Quốc là 797 triệu USD, tăng 5,3%; EU(27) là 798 triệu USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giày dép các loại: xuất khẩu giày dép các loại trong tháng đạt 1,57 tỷ USD, tăng 12,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong quý I/2023 là 4,33 tỷ USD, giảm 18,3% (tương ứng giảm 969 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ là 1,42 tỷ USD, giảm 37%; EU(27) là 1,08 tỷ USD, giảm 17% và Trung Quốc là 404 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2023 đạt 766 triệu USD, tăng 25,6% so với tháng trước. Tính trong quý I/2023, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1,83 tỷ USD, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thủy sản trong quý I/2023 chủ yếu sang các thị trường: Nhật Bản với 322 triệu USD, giảm 7,2%; Hoa Kỳ với 283 triệu USD, giảm 50,7%; Trung Quốc với 238 triệu USD, giảm 25,5%… so với cùng kỳ năm trước.
Gạo: Tháng 3/2023, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 962 nghìn tấn, trị giá là 509 triệu USD, tăng mạnh 79,9% về lượng và tăng 77,9% về trị giá so với tháng trước. Đây là tháng xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tính chung trong quý I/2023, cả nước xuất khẩu 1,85 triệu tấn gạo với trị giá 981 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng 34,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Lượng gạo trong quý I/2023 chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường như ASEAN với 1,17 triệu tấn, tăng 46,4% và Trung Quốc với 340 nghìn tấn, tăng 90,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2023 đạt 28,32 tỷ USD, tăng 21,8% tương ứng tăng 5,07 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng như máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 862 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 718 triệu USD; vải các loại tăng 497 triệu USD; sắt thép các loại tăng 396 triệu USD…
Trong quý I/2023, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 74,49 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, quy mô nhập khẩu hàng hóa trong quý I/2023 giảm 13,52 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm mạnh nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 3,65 tỷ USD; đứng thứ hai là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 2,61 tỷ USD; đứng thứ ba là máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 1,45 tỷ USD.
Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn trong quý I/2022 và quý I/2023
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 6,81 tỷ USD, tăng 14,5% so với tháng trước. Tính trong quý I/2023, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 19,31 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ các thị trường như Hàn Quốc với 6,28 tỷ USD, giảm 2,9%; Trung Quốc với 4,99 tỷ USD, giảm 18,6%; Đài Loan với 2,48 tỷ USD, giảm 20% và Nhật Bản giảm 1,75 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2023 đạt 9,21 tỷ USD, giảm 13,6% tương ứng giảm 1,45 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng về Việt Nam trong quý I/2023 từ thị trường Trung Quốc với 4,54 tỷ USD, giảm 16%; tiếp theo từ thị trường Hàn Quốc với 1,4 tỷ USD, giảm 17%; từ thị trường Nhật Bản với 1,02 tỷ USD, xấp xỉ với mức nhập khẩu của cùng kỳ năm trước. Tính chung nhập khẩu nhóm hàng này từ 3 thị trường chủ lực đạt gần 7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 76% trong tổng trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của cả nước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3/2023 đạt 2,29 tỷ USD, tăng mạnh 48,6% (tương ứng tăng 749 triệu USD) so với tháng trước. Tính chung, lũy kế trong quý I/2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày đạt 5,45 tỷ USD, giảm 20% (tương ứng giảm 1,36 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vải các loại đạt gần 3 tỷ USD, giảm 17,2%; nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 1,38 tỷ USD, giảm 12,4%; bông các loại đạt 576 triệu USD, giảm 39,4%; xơ sợi dệt các loại đạt 505 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I/2023 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 52%, với 2,83 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm trước
Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 581 triệu USD, tăng 10,5% so với tháng trước. Tính trong quý I/2023, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,9 tỷ USD, giảm 65,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2023, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với trị giá đạt 1,62 tỷ USD, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 84,7% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này của cả nước.
Xăng dầu các loại: Nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 3 đạt 752 nghìn tấn, giảm 10,4% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp có lượng nhập khẩu xăng dầu các lọi giảm.
Trong quý I/2023, Việt Nam đã nhập khẩu tới 2,59 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 2,24 tỷ USD, tăng 1,5% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng dầu Diesel nhập về đạt 1,32 triệu tấn, giảm 15% và lượng xăng nhập về đạt 625 nghìn tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong quý I/2023 tăng ở thị trường Trung Quốc và Singapore nhưng giảm ở thị trường Malaixia và Hàn Quốc Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,04 triệu tấn, giảm 1,4%; từ Malaixia là 398 nghìn tấn, giảm 28,6%; trong khi đó nhập từ Singapore là 607 nghìn tấn, tăng 80,7%; từ Trung Quốc là 291 nghìn tấn, tăng 72,4% so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 3/2023 đạt 1,3 triệu tấn, tăng 55,3% so với tháng trước. Đây là lượng nhập khẩu cao nhất trong tháng kể từ tháng 4/2021 đến nay. Tính đến hết quý I/2023, lượng nhập khẩu sắt thép các loại của cả nước đạt 2,74 triệu tấn với trị giá là 2,27 tỷ USD, giảm 9,2% về lượng và giảm 27,9% về trị giá.
Nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tăng mạnh trong khi lại giảm ở các thị trường chính khác. Cụ thể: nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1,45 triệu tấn, tăng 47,6%; từ Nhật Bản đạt 438 nghìn tấn, giảm 6,8%; từ Hàn Quốc đạt 246 nghìn tấn, giảm 27,4%.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, CPI tháng 6 tăng 0,17% (khu vực thành thị tăng 0,1%; khu vực nông thôn tăng 0,24%).
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm giảm giá.
Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6-2024 tăng 0,75% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17% so với tháng trước do thời tiết nắng nóng, oi bức. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,35% chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 0,67%; nước sinh hoạt tăng 2,38% khi thời tiết nắng nóng dẫn đến nhu cầu sử dụng tăng.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do chi phí nhân công và nguyên vật liệu đầu vào tăng. Trong đó, giá dịch vụ sửa chữa máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,52% so với tháng trước; trang thiết bị nhà bếp tăng 0,38%; quạt điện tăng 0,15%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,6%, trong đó giá khám chữa bệnh nội trú tăng 1,05%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,42%. Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,02% chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí nhân công tăng.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,68%, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 2,84%; nhà khách, khách sạn tăng 0,19% khi nhu cầu du lịch tăng cao.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng này tăng 0,05% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các dịch vụ hiếu hỉ.
Ngược lại, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 6 giảm 2,27% so với tháng trước, góp phần giảm CPI chung 0,22 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xe ô tô mới giảm 0,41%; xe ô tô đã qua sử dụng giảm 0,09% nhờ các chương trình khuyến mại. Giá dầu diezen giảm 0,95%; giá xăng trong nước giảm 5,86% sau các đợt điều chỉnh giá trong tháng.
Nhóm giáo dục giảm 0,01% so với tháng trước, trong đó giá sách giáo khoa giảm 0,42% do nhà xuất bản giảm giá sách tham khảo cho người tiêu dùng.
Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,11% so với tháng trước do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thực hiện nhiều chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm trong dịp hè.
So với tháng trước, chỉ số giá vàng tháng 6-2024 giảm 2,64% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,04%.